Bài thuốc Đông y trị khản tiếng
Trước đây, cây rẻ quạt – một vị thuốc dân gian được nhiều người xem như “thuốc kháng sinh” đặc trị các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp trên như: viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng hạt, khản tiếng, mất tiếng, cảm cúm…
Hiện tượng khản tiếng chiếm đến 60% là ở nữ giới, nhưng ở nam giới thường nguy hiểm hơn vì có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản, đặc biệt là những đối tượng hút thuốc, uống rượu hoặc làm nghề độc hại.
Khản tiếng là dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan tới vùng hầu họng, phổ biến nhất là viêm thanh quản. Nếu người bệnh chủ quan, để tình trạng khản tiếng kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mất tiếng, thậm chí có thể là ung thư thanh quản.
Khản tiếng – Nguyên nhân và thực trạng
Theo PGS. TS. Lương Thị Minh Hương, khoa Nội soi, bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, hiện tượng khản tiếng chiếm đến 60% là ở nữ giới, nhưng ở nam giới thường nguy hiểm hơn vì có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản, đặc biệt là những đối tượng hút thuốc, uống rượu hoặc làm nghề độc hại.
Khản tiếng kéo dài cần được kiểm tra và điều trị sớm
PGS.TS Hương cũng cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng khản tiếng như: viêm họng, viêm thanh quản, người bệnh nói quá to và quá nhiều trong thời gian dài. Vì vậy, khi người bệnh có những dấu hiệu như: viêm mũi, khản tiếng, mất tiếng, nuốt khó… nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời trước khi quá muộn.
Điều trị khản tiếng – Phòng ngừa ung thư thanh quản
Nếu trường hợp bị khản tiếng do siêu vi trùng làm viêm họng thì người bệnh có thể tự điều trị bằng các biện pháp đơn giản như: hạn chế dùng đồ uống có cồn, không hút thuốc, vệ sinh khoang miệng thường xuyên; không nên nói quá to, quá nhiều; không nên ăn đồ quá cay, quá lạnh.
Điều trị khản tiếng theo Đông y
Trước đây, cây rẻ quạt – một vị thuốc dân gian được nhiều người xem như “thuốc kháng sinh” đặc trị các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp trên như: viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng hạt, khản tiếng, mất tiếng, cảm cúm…
Một số bài thuốc dân gian từ cây rẻ quạt:
– Người ta dùng củ, rễ, lá của cây rẻ quạt sau khi phơi khô (còn gọi là xạ can) nhai với ít muối ăn để sát trùng vòm họng. Thực hiện vài lần như thế thì sẽ khỏi bệnh.
– Lá rẻ quạt tươi (có thể dùng củ) đem phơi khô, lấy khoảng 5g đem sắc nước uống nhiều lần trong ngày. Có thể thêm 1g cam thảo, 1-2 củ sâm đại hành, 1-2 lá mạch môn đem sắc chung để lấy nước dùng hết trong ngày.
– Chữa viêm amidan: lấy 10 lá rẻ quạt tươi giã nhuyễn cùng một chút muối ăn, sau đó cho vào 100 ml nước đã đun sôi để nguội, trộn đều rồi dùng nước này ngậm vào buổi sáng và tối để súc họng. Làm như vậy trong một tuần.
Để hỗ trợ tối đa việc phòng ngừa và điều trị bệnh về họng, thanh quản, cây rẻ quạt được kết hợp với một số loại thảo dược khác như: cây bồ công anh, cây sói rừng, bán biên liên… tạo nên công thức hoàn hảo có trong một loại thực phẩm chức năng. Sản phẩm giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng, hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giúp giảm sưng, giảm viêm thanh quản, giúp làm trong sáng giọng nói.
Lưu ý:
Bạn đừng bỏ qua dấu hiệu khản tiếng kéo dài 2 tuần sau khi đã áp dụng nhiều cách nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, vì đó có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản.
Theo songkhoeplus
Trả lời