Những triệu chứng của bệnh thương hàn

Đặc trưng của : sốt, sốt cao lên tới 40ºC, vã nhiều mồ hôi.

Bệnh là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do trực khuẩn Salmonella (S.typhi và S.paratyphi A, B) gây nên với biểu hiện sốt kéo dài, có nhiều biến chứng nặng như thủng ruột, viêm cơ tim, xuất huyết tiêu hoá, viêm não dễ dẫn đến tử vong.

Bệnh thương hàn chủ yếu lây qua đường tiêu hoá, thường phổ biến ở những khu vực có tình trạng vệ sinh thấp kém, đôi khi bùng phát thành dịch. Trực khuẩn thương hàn xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá, vào máu gây nhiễm trùng – nhiễm độc toàn thân, tổn thương da và các cơ quan như tim, gan. Bệnh liên quan đến các yếu tố dịch tễ như nguồn lây ở những người thân xung quanh, vùng phổ biến dịch, dịch thường xuất hiện và lây lan nhanh vào mùa hè.

Triệu chứng của bệnh thương hàn

– Đặc trưng của bệnh thương hàn: sốt, sốt cao lên tới 40ºC, vã nhiều mồ hôi.

– Tiêu chảy không màu.

– Viêm dạ dày, ruột.

Bệnh thương hàn được chia làm 4 giai đoạn tương ứng với 4 tuần:

– Tuần 1: thân nhiệt tăng, chậm nhịp tim, khó chịu, nhức đầu và ho. Một số trường hợp có triệu chứng ho, bị chảy máu mũi.

– Tuần 2: Người bệnh nằm liệt giường với dấu hiệu sốt cao 40ºC, nhịp tim chậm. Mê sảng, li bì. Bụng chướng căng và đau ở một phần tư bụng dưới bên phải – nơi có thể nghe được tiếng sôi bụng. Tiêu chảy có thể xảy ra trong giai đoạn này, đi cầu nhiều lần trong ngày, phân màu xanh lục. Một số trường hợp bị táo bón.

– Tuần 3: Xuất huyết tiêu hóa, do chảy máu từ mảng Peyer xung huyết; có thể rất trầm trọng nhưng thường không gây tử vong. Thủng ruột non ở đoạn xa hồi tràng; đây là biến chứng cực kỳ trầm trọng và thường gây tử vong. Biến chứng này có thể xảy ra mà không có triệu chứng cảnh báo cho đến khi nhiễm trùng huyết và viêm phúc mạc lan tỏa bắt đầu. Viêm não, viêm túi mật, viêm nội tâm mạc tim, viêm xương. Nhiệt độ tiếp tục tăng và không hạ suốt hơn 24 giờ. Người bệnh mất nước ngay sau đó và rơi vào trạng thái mê sảng (trạng thái thương hàn).

– Đến cuối tuần thứ ba, sốt bắt đầu giảm (hạ sốt).Nó tiếp tục đến tuần thứ 4 và tuần cuối cùng.

benh-thuong-han-2 (1)

Cách phòng bệnh thương hàn

– Những người có tiếp xúc với bệnh nhân trong cùng gia đình, những người sống trong cùng địa điểm có ổ bệnh, người đến vùng có dịch tễ cần được tiêm phòng.

– Sử dụng vacxin để phòng bệnh thương hàn hiệu quả.

– Xử lý tốt các chất thải, bảo vệ nguồn nước và thực phẩm không bị nhiễm bẩn là các biện pháp y tế cộng đồng rất quan trọng để phòng bệnh.

– Dùng kháng sinh thích hợp.

– Điều trị hỗ trợ và chăm sóc tốt.

– Nhanh chóng chẩn đoán và điều trị chảy máu ruột và các biến chứng khác.

– Dùng corticoid liều cao cho những bệnh nhân nặng. Điều trị kịp thời với kháng sinh giảm tỷ lệ tử vong xuống xấp xỉ 1%. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh thương hàn tồn tại trong ba tuần đến một tháng. Tử vong xảy ra ở 10% và 30 của những trường hợp không được điều trị.

Theo songkhoeplus

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online