Trị tiểu đường từ cây đậu bắp
Cây đậu bắp là một trong những loại thực phẩm không những mang lại nhiều lợi ích về giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người, nó thường được dùng trong các bữa ăn gia đình mà còn có tác dụng trị tiểu đường rất hiệu quả. Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn về công dụng của đậu bắp trị tiểu đường hiệu quả như thế nào để mọi cùng áp dụng.
Lợi ích sức khỏe của cây đậu bắp
Từ lâu, dân gian nhiều nơi đã biết sử dụng thân, lá và quả non đậu bắp có vị hơi chua, mát để trị các chứng tiểu khó, bệnh lậu; rễ và lá non chữa ho khan, viêm họng… Ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và cả ung thư. Uống nước đậu bắp luộc hằng ngày, trong nhiều tháng còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, có làn da đẹp, đặc biệt là rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh.
Trái đậu bắp thuộc loại thực phẩm giàu protein, nhiều dinh dưỡng, không có cholesterol, đậu bắp (okra) luôn có mặt trong thực đơn giảm béo, giúp cơ thể bài trừ độc tố, bảo vệ sức khỏe, làm đẹp da. Các thành phần dinh dưỡng trong đậu bắp đều cao hơn các loại rau quả nói chung, đặc biệt là các vi chất như: canxi, kali, vitamin B6, ma giê, folate và acid alpha – linolenic. Những vitamin này giúp “nâng cấp” sức khỏe khá toàn diện.
Đậu bắp (okra) rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. 1/2 chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 2g chất xơ, đậu bắp còn tươi nguyên cung cấp nhiều hơn, 1 chén khoảng 3,2 g. Chất xơ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc thúc đẩy giảm cân; kiểm soát lượng đường trong máu; ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa; giảm mức cholesterol nên giúp phòng bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim; giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Chất nhầy chứa trong đậu bắp có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng. Nó còn được xem là loại thực phẩm “lý tưởng” nhất cho những người có dạ dày nhạy cảm.
Đậu bắp cũng chứa nhiều acid folic. 1/2 chén đậu bắp nấu chín tương đương với 36,5 mg acid folic. Một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8 mg acid folic. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, acid folic cực kỳ quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.
Bên cạnh đó, đậu bắp cũng thích hợp cho những người muốn giảm cân do cung cấp ít calo (khoảng 25 calo với 1/2 chén đậu bắp nấu chín và 33 calo cho mỗi chén đậu bắp sống),
Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, kali, magiê giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da, tóc và đôi mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Tại sao đậu bắp trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Về mặt dinh dưỡng, đậu bắp là một loại rau quả phổ biến có nhiều chất bổ dưỡng bao gồm những hợp chất polyphenol, chất chống oxy hóa, các thành phần sinh tố, khoáng chất như: vitamin C, A, B1, B2, B6, chất kẽm, sắt, calci và nhiều chất xơ, chất nhầy, đặc biệt không có cholesterol.
Đậu bắp còn có tác dụng chống bệnh tiểu đường vì chất xơ của nó có thể làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Đậu bắp cũng có tác dụng kiểm soát lipid nhờ chất xơ hòa tan được gọi là pectin có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu…
Theo các nhà Đông Nam dược, thật ra, từ lâu trong dân gian nhiều người đã có kinh nghiệm dùng đậu bắp hoặc phối hợp đậu bắp với một số thảo dược khác trong việc điều trị ổn định đường huyết, kết quả cho hiệu quả rất tốt. Người mắc bệnh tiểu đường hàng ngày sử dụng nhiều đậu bắp trong thức ăn hay dùng thân, lá hoặc chính trái đậu bắp phơi khô, rồi sắc uống để chữa bệnh tiểu đường. Cũng có thể dùng phối hợp với một số thảo dược như khổ qua, lá ổi, lá sakê…. trong việc điều trị bệnh này.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được liều dùng từ 10g đến 40g trên 1kg thể trọng có tác dụng hạ đường huyết. Đồng thời qua so sánh với insulin, tác dụng của đậu bắp tuy không mạnh bằng insulin, và không có tác dụng hạ giảm đột ngột như insulin nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.
Vị Lương Y này cũng giải thích rằng chất nhầy trong đậu bắp có thành phần chất xơ hòa tan và những hoạt chất giúp ổn định đường huyết. Chất này tiết ra ngoài thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân quả và dễ hòa tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường. Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hòa tan vào nước thể hiện rõ qua độ sánh trong nước tăng lên. Đông Y sĩ Võ Hà cũng nhấn mạnh, rằng điểm mới trong thông tin đăng tải trên mạng là chỉ cần tận dụng chất nhầy tự nhiên của khoảng hai trái đậu bắp tươi, bằng cách cắt và để tiết ra nước ngâm qua đêm, cũng đủ tác dụng ổn định đường huyết thay vì phải sắc uống hoặc ăn đến vài trăm gam như trước đây, và nếu dùng 2 hoặc 3, 4, 5 trái đậu bắp là tùy thuộc vào trái lớn nhỏ và cơ địa mỗi người.
Khi uống hàng ngày như vậy nên theo dõi lượng đường huyết để đối chiếu kết quả và tìm ra liều lượng tối thiểu phù hợp với bản thân. Vì đậu bắp là loại rau quả bổ dưỡng, nên nếu dùng nhiều hơn số cần thiết vẫn không gây độc hại. Ngoài ra, người sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trong việc phối hợp và gia giảm liều lượng với các loại thuốc tây đang dùng.
Món thứ hai trong dân gian cũng hay dùng trong việc chữa trị Bệnh Tiểu đường là Khổ qua, mà người Bắc còn gọi là mướp đắng. Lương Y Võ Hà cho biết nó cũng là một loại rau quả bổ dưỡng Với thành phần chất xơ, chất khoáng và chất chống oxy hóa cao, khổ qua là một loại thực phẩm tốt có tác dụng tích cực trong việc cải thiện lượng mỡ trong máu, và bảo vệ màng tế bào trong các chứng bệnh về tim mạch. Đặc biệt, mướp đắng có thành phần của những hoạt chất mà người ta gọi là những insulin thực vật có tác dụng làm hạ lượng đường trong máu ở những người bị Bệnh Tiểu đường, vì khổ qua vừa gia tăng sự xuất tiết insulin vừa làm tăng độ nhạy của tế bào cơ thể đối với insulin.
Nhà nghiên cứu Đông Nam dược này cũng giới thiệu một nghiên cứu được tiến hành trên 100 người mắc Bệnh Tiểu đường loại II ở Ấn độ từ 1999. Trong 2 ngày, người bệnh được thử độ đường lúc đói và sau khi được uống nước đường. Đến ngày thứ hai, những người nầy được cho uống từ 150 đến 200cc nước khổ qua ép. Kết quả thử nghiệm ngày thứ hai đã cho thấy 86% người tham gia thí nghiệm đã hạ đường huyết trung bình 14% so với lúc bình thường, cũng như sau khi dùng nước đường. Nhiều nghiên cứu sau đó cũng cho biết khổ qua có thể nâng cao khả năng hấp thu đường glucose của tế bào và gia tăng việc xuất tiết insulin cũng như hiệu quả hoạt động của loại hormon nầy. Các nhà nghiên cứu đã xác định được ba hợp chất chính trong Khổ qua có liên quan đến việc cải thiện đường huyết là Charantin, Polypeptide P, Acid Oleanolic.
Để áp dụng trị bệnh tiểu đường với đậu bắp chúng ta có thể tham khảo một trong 2 cách sau đây:
Bài thuốc đậu bắp trị tiểu đường
Lấy 2 qủa đậu bắp, cắt bỏ 1 tí khúc đầu và 1 tí khúc đuôi, xong mổ 1 đường thẳng theo chiều dài (không mổ đứt), sau đó cho 2 qủa đậu bắp vào ngâm trong một cái ly đựng 8oz nước uống (nguội), đậy lại ngâm qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, bạn vớt bỏ 2 qủa đậu bắp vứt đi, chỉ uống hết ly nước ngâm đậu bắp mà thôi. Bạn phải kiên nhẫn uống mỗi ngày, sau 2 tuần lễ, bạn sẽ thấy đường trong máu của bạn sẽ xuống một cách không ngờ.
Món canh đậu bắp trị bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường type 2 ăn món “canh đậu bắp sa kê” rất tốt. Nguyên liệu gồm: Đậu bắp 2 quả, sa kê non 1/2 lá, đọt ổi 5 cái, đậu hũ non 1 miếng, muối vừa đủ. Đậu bắp cắt khúc, lá sa kê xắt sợi, đọt ổi non rửa sạch, đậu hũ cắt miếng vừa ăn. Bắc nồi nước lên bếp đun to lửa đến sôi già, cho đậu hũ và đậu bắp vào, khoảng 2 phút sau cho lá sa kê và đọt ổi, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng với cơm.
Trả lời