Những nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày mãn tính
Với nguồn thức ăn lạ, ngoài ra, tác nhân stress làm mất cân bằng hệ thống bảo vệ và phá hủy viêm mạc dạ dày là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày đường tiêu hóa.
Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) và đây cũng là “thủ phạm” của 95% số ca viêm dạ dày mạn tính.
Đây là những thông tin được đưa ra trong Đề tài nghiên cứu Mô bệnh học và tỷ lệ nhiễm HP ở bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính đến khám tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC.
Đáng chú ý, nếu bệnh viêm dạ dày mãn tính không được phát hiện kịp thời sẽ dễ dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính rất cao, chiếm khoảng 50% dân số, trong đó viêm dạ dày mạn tính do HP chiếm khoảng 95%.
Ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến, chiếm khoảng 31- 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên, trong đó tỷ lệ nhiễm HP chiếm 63- 94,8%. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều bệnh là từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm HP trong viêm dạ dày mạn tính là 53,33%.
Bệnh thường tiến triển nhiều tháng, nhiều năm, từng đợt, tỷ lệ tái phát sau điều trị cao, viêm dạ dày mạn tính dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày mạn tính nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn Hp
Theo bác sỹ Lê Văn Khoa, bệnh viện MEDLATEC, nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mạn tính là do vi khuẩn HP, lây chủ yếu qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiêu hóa, phân…
Ngoài ra, ăn uống không điều độ, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ giấc, ăn nhiều gia vị chua, cay, dùng thuốc một vài loại thuốc gây kích thích niêm mạc dạ dày trong một khoảng thời gian dài như Salicylat, Aspirin, thuốc lợi tiểu có thủy ngân… là nguyên nhân của viêm dạ dày dị ứng mạn tính.
Với nguồn thức ăn lạ, ngoài ra, tác nhân stress làm mất cân bằng hệ thống bảo vệ và phá hủy viêm mạc dạ dày là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày đường tiêu hóa.
Kết quả sinh thiết Hp âm tính (bìa trái) và Hp dương tính (bìa phải)
Người bị bệnh viêm dạ dày mạn tính do HP thường không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng mà thường có những rối loạn chức năng như đau bụng vùng thượng vị (trên rốn, khi ăn no), ợ hơi, ợ chua hay nôn, buồn nôn. Bệnh viêm dạ dày mạn tính nếu không được phát hiện kịp thời dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.
Để phòng ngừa bệnh rửa tay trước khi ăn, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống đúng giờ, không nên ăn quá no hoặc để quá đói, kiêng cữ các món ăn cay, chua. Hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá, ăn các chất béo. Chú trọng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau, hoa quả. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ ngày 7-8 giờ, tránh thức khuya.
Theo SK
Trả lời