Ăn nhiều mì ramen nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao

Những người phụ nữ ăn 2 lần trên tuần sẽ gặp những vấn đề về chuyển hóa chất trong cơ thể cao hơn những người ăn mì ít hơn hoặc không ít, cho dù chế độ của họ là những món ăn truyền thống hay ăn nhanh.

Mức độ nguy hiểm của là điều hiển nhiên tuy nhiên nhiều người lại chối từ sự nguy hiểm của loại mì này.

Sau tất cả, nó là một trong những loại thực phẩm phổ biến cho trẻ nhỏ và hãy mức độ nguy hiểm của chúng ra sao? Liệu chúng có thể giết người tiêu dùng ngay lập tức?

Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi trường đại học Baylor và Harvard (Mỹ) đã đưa ra đáp án chính xác cho câu hỏi này. Loại mì này làm tăng rối loạn quá trình chuyển hóa của cơ thể người, nguyên nhân dẫn tới bệnh tim, đột quỵ.

Mì ramen có chứa tertiary-butyl hydroquinone, sản phẩm từ ngành công nghiệp hóa dầu và cũng là một chất phụ gia thường được sử dụng để bảo quản các sản phẩm chế biến giá rẻ. Một chuyên gia đã tiến hành một thí nghiệm để theo dõi mức ảnh hưởng của loại mì này với cơ thể người chỉ trong 2 giờ đồng hồ sau khi sử dụng. Kết quả thí nghiệm đã thực sự gây sốc.

Trong nghiên cứu mới đây nhất được đăng tải trên thời báo về Dinh dưỡng, những người phụ nữ Hàn Quốc thường sử dụng mì ăn liền dễ mắc các bệnh liên quan đến vấn đề chuyển hóa trong cơ thể, mặc dù họ có ăn gì và tập luyện tích cực rao sao. Những người có vấn đề về chuyển hó chất rất dễ mắc các bệnh như huyết áp, lượng đường trong máu cao, và phải đối mặt với việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường.

Những khối mì khô ở châu Á thường được tạo ra bằng cách chiều đèn flash vào mì đã nấu. Trong khi đó ở các nước phương Tây thường sử dụng cách làm khô mì bằng không khí. Những thành phần chính trong mì khô là bột mì, dầu cọ và muối. Các thành phần thường được sử dụng để tạo hương vi cho bột bao gồm muối, bột ngọt, gia vị và đường. Một gói mi thường chứa 2.700 mg natri.

Canh-giac-voi-mi-ramen-co-the-gay-benh-tieu-duong-1

Mì ramen ngon nhưng không hề tốt cho Mì ramen ngon nhưng không hề tốt cho

“Không ai có thể phủ nhận độ tiện dụng và ngon của mì ăn liền. Nhưng chính món ăn tiện lợi này lại làm tăng nguy cơ rối loạn quá trình chuyển hóa chất do hàm lượng cao natri, chất béo bão hòa có hại cho sức khỏe và glycemic”, đồng tác giả nghiên cứu Hyun Shin cho biết, bác sĩ tập sự tại BV sức khỏe cộng đồng của trường Harvard tại Boston, Mỹ.

Shin và đồng nghiệp của mình ở trường đại học Baylor và Harvard đã phân tích sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của gần 11000 người ở Hàn Quốc trong độ tuổi từ 19 đến 64. Những người tham gia sẽ cung cấp thông tin về những gì họ đã ăn. Những người nghiên cứu sẽ phân loại chế độ dinh dưỡng của từng người một theo tiêu chí họ ăn đồ ăn truyền thống hay đồ ăn nhanh cũng như thời gian trong một tuần họ ăn mì ăn liền.

Nghiên cứu tập trung vào người Hàn Quốc, một quốc gia có tỉ lệ tiêu thụ mì ăn liền bình quân trên một người cao nhất thế giới và cũng vì thế, trong vài năm gần đấy, các vấn đề sức khỏe tại quốc gia này cũng gia tăng, bao gồm bệnh tim, béo phì. Những kết quả nghiên cứu có vẻ như khá tương đồng với người tiêu dùng ở Mỹ – quốc gia tiêu thụ mì ăn liền đứng thứ 6 trên thế giới. Theo Hiệp hội Mì ăn liền thế giới, vào năm 2013, ở Mỹ tiêu thụ 4300 triệu gói mì ăn liền (chỉ đứng sau Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Việt Nam và đứng trên Hàn Quốc).

Những người phụ nữ ăn mì ăn liền 2 lần trên tuần sẽ gặp những vấn đề về chuyển hóa chất trong cơ thể cao hơn những người ăn mì ít hơn hoặc không ít, cho dù chế độ dinh dưỡng của họ là những món ăn truyền thống hay ăn nhanh. Đối với nam giới, Shin và các đồng nghiệp của mình phỏng đoán rằng sự thay đổi về sinh học giữa hai giới, cũng giống như tác động của hormone giới tính và chuyển hóa chất, có thể ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc ăn mì ăn liền của nam giới đối với việc chuyển hóa chất.

“Mì ăn liền có nhiều chất béo, nhiều muối, lượng calo và khi chúng được xử lý – tất cả những yếu tố có thể góp phần vào một số vấn đề sức khỏe. Điều đó không có nghĩa là mỗi một con người sẽ phản ứng theo cùng một cách, nhưng hãy nhớ rằng nó không phải là một sản phẩm khỏe mạnh, và nó là một thực phẩm đã qua chế biến”, Lisa Young cho biết, chuyên gia dinh dưỡng kiêm giáo sư tại Đại học New York, Mỹ.

Vào tháng Sáu năm 2012, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) tìm thấy benzopyrene (một loại chất gây ung thư ) trong sáu nhãn hiệu mì ăn do Công ty TNHH Nong Shim cung cấp. Mặc dù KFDA cho biết số lượng là rất nhỏ và không có hại, Nong Shim đã xác định cụ thể lô mì gặp vấn đề và đã tiến hành khiến thu hồi vào tháng Mười năm 2012.

Mì ăn liền cũng chứa TBHQ (Tertiary-butyl hydroquinone) có thể có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người tiêu dùng cũng như làm suy yếu của các cơ quan và đóng góp cho sự phát triển của mầm bệnh ung thư và các khối u. Thực phẩm chế biến thường chứa rất nhiều đường và muối, chủ yếu bởi vì chúng được thiết kế để có có thể sử dụng lâu hơn.

Theo Chất lượng Việt Nam

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online