Những nguyên nhân nhiễm bệnh khác có thể gây ho kéo dài
Ngoài ho có thể có một số dấu hiệu kèm theo như: nóng rát sau xương ức, có vị chua ở miệng, ợ chua, ợ nóng, đau ngực, có thể khàn giọng, thay đổi giọng nói, đau họng, do viêm dây thanh âm sau, ho thường xuất hiện nhiều về đêm. Tuy nhiên khoảng 40% số người mắc bệnh không có các triệu chứng trên.
Khi ho kéo dài là biểu hiện của bệnh lý nhưng không phải chỉ tại cơ quan hô hấp mà có thể do nhiều cơ quan khác gây ra.
Ảnh minh họa – Nguồn Internet
1. Ho kéo dài là gì?
Tất cả mọi người chúng ta điều từng ho, ho không phải lúc nào cũng có hại mà nó còn là phản xạ quan trọng giúp loại bỏ các chất nhầy, chất độc hại, cũng như các dị vật và nhiễm khuẩn từ đường thở. Khi ho kéo dài là biểu hiện của bệnh lý nhưng không phải chỉ tại cơ quan hô hấp mà có thể do nhiều cơ quan khác gây ra.
Vì vậy điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân gây ho, sử dụng thuốc ho không đúng sẽ kéo dài thời gian bệnh hơn và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ho cấp tính thường kéo dài tối đa không quá 3 tuần, bán cấp từ 3-8 tuần, được gọi là kéo dài khi ho trên 8 tuần.
Sau đây tôi sẽ trình bày một số nguyên nhân phổ biến gây ho kéo dài tại Việt Nam.
2. Các nguyên nhân phổ biến của ho kéo dài
Lao phổi: đây là nguyên nhân khá phổ biến tại Việt Nam, nhiều khi chỉ xuất hiện với triệu chứng ho đơn độc.
Gợi ý nhiễm lao khi:
– Ho khan hoặc có đàm trên 2 tuần
– Sốt nhẹ về chiều
– Đổ mồ hôi đêm
– Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân
– Có thể kèm ho ra máu
Hội chứng ho đường hô hấp trên hay hội chứng chảy nước mũi sau:
Ở các nước Tây Âu đây là nguyên nhân hàng đầu gây ho kéo dài
Gợi ý bệnh khi: người bệnh thường xuyên phải đằng hắng để làm sạch chất tiết ở mũi họng, có thể làm thay đổi giọng nói, gây khàn giọng do nghẹt mũi và sung huyết mũi, đôi lúc bệnh nhân không có dấu hiệu gì ngoài ho. Xác định khi loại trừ các bệnh lý nguy hiểm khác.
Nguyên nhân của chảy nước mũi sau thường do dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm mũi xoang mạn.
Trào ngược dạ dày thực quản:
Đây là bệnh lý của đường tiêu hóa nhưng lại biểu hiện bằng triệu chứng của đường hô hấp, nên thường dễ bị bỏ sót.
Ngoài ho có thể có một số dấu hiệu kèm theo như: nóng rát sau xương ức, có vị chua ở miệng, ợ chua, ợ nóng, đau ngực, có thể khàn giọng, thay đổi giọng nói, đau họng, do viêm dây thanh âm sau, ho thường xuất hiện nhiều về đêm. Tuy nhiên khoảng 40% số người mắc bệnh không có các triệu chứng trên.
Đây là nguyên nhân thường gặp tiếp theo của ho mạn, ngoài ho kéo dài còn có các triệu chứng kèm theo như: khò khè, khó thở, nặng ngực triệu chứng xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm.
Hen nên xem xét ở những bệnh nhân có tiền căn dị ứng hoặc gia đình có người bị hen. Ho liên quan đến hen thường theo mùa, hoặc khi tiếp xúc với lạnh, bụi, nấm mốc, không khí khô, nước hoa, phấn hoa…
Để giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh nhân nên được đo hô hấp ký và FNO.
Đây là nguyên nhân phổ biến trong ho bán cấp, chiếm khoảng 11%-25% ho mạn. Ho dai dẳng chiếm khoảng 25%-50% sau nhiễm Mycoplasma pneumonia, Chlamydophila pneumoniae, Bordetella pertussis. Ho có thể kéo dài vài tuần, đến vài tháng dù đã hết nhiễm trùng.
Thuốc điều trị tăng huyết áp (Nhóm thuốc ức chế men chuyển)
Đây là nhóm thuốc được dùng trong điều trị tăng huyết áp và một số bệnh lý tim mạch, tỉ lệ ho chiếm khoảng 2-33% trong số các bệnh nhân dùng thuốc.
Thường xuất hiện sau một tuần điều trị, có khi sau vài giờ, một số bệnh nhân có thể khởi phát trễ hơn đến 6 tháng sau sử dụng thuốc.
Ho khan, kèm cảm giác ngứa ở cổ họng.
Thường hết triệu chứng sau khi ngưng thuốc 4 ngày, có thể đến 4 tuần
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Xuất hiện chủ yếu ở bệnh nhân có hút thuốc lá, chỉ có một số ít do phơi nhiễm với các chất gây viêm mạn đường thở như khói và bụi. Có thể ho khan hoặc ho đàm, đàm trong COPD thường trắng trong, đổi màu khi có nhiễm trùng kèm theo.
Hô hấp ký giúp chẩn đoán xác định tình trạng tắc nghẽn đường thở trong ho mạn.
Dãn phế quản
Đây là một nguyên nhân phổ biến gây ho đàm mạn tính, số lượng đàm thường nhiều, có thể kèm ho ra máu, khó thở. Tại Việt Nam bệnh thường là di chứng của lao phổi đã điều trị khỏi trước đó.
XQ phổi và CT ngực giúp xác định bệnh này
Ung thư phổi
Ung thư phế quản chỉ chiếm khoảng 2% trong các nguyên nhân ho mạn
Ung thư phế quản nên được xem xét ở những bệnh nhân đang hút hoặc đã ngưng hút có các triệu chứng nghi nghờ sau đây:
– Ho mới xuất hiện hay thay đổi tình trạng ho mạn do hút thuốc lá gần đây
– Ho trên một tháng khi đã ngừng hút thuốc lá
– Ho ra máu.
3. Kết luận
Ho kéo dài là một triệu chứng phổ biến trong cộng đồng, đây là biểu hiện bệnh lý không chỉ của riêng đường thở. Nên bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân, không nên chủ quan mua thuốc ho ở tiệm thuốc, để bệnh kéo dài không có lợi cho việc điều trị sau này.
Theo
Trả lời