Những thói quen tốt cần được duy trì ở bệnh nhân đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường cần hiểu rằng khi mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là phải kiêng ăn mọi thứ. Nhưng để có một chế độ ăn thích hợp cho sức khỏe thì người bệnh đái tháo đường cần có những lời khuyên và sự hợp tác với thầy thuốc chuyên khoa, đặc biệt là các chuyên gia dinh dưỡng.
Người bị đái tháo đường đừng ngồi một chỗ, hãy thường xuyên vận động, đứng lên và đi dạo, ăn uống thích hợp, đồng thời biết kiểm soát vòng 2 nữa thì bệnh tình của bạn sẽ ổn định.
Ảnh minh họa
Đứng dậy đi dạo
Bạn hãy chọn cho mình một không gian thật trong lành và dễ chịu, một nơi có nhiều màu xanh và bạn có thể thả bước, hít thở thật sâu và sảng khoái. Chỉ cần như thế thôi, bạn cũng đã giúp cho cơ thể:
– Giảm sản xuất glucose từ gan
– Giảm nhu cầu sử dụng insulin
– Giảm lo âu, trầm cảm
– Giảm stress
– Cải thiện giấc ngủ
– Giao tiếp xã hội tốt
Hưởng thụ bằng ăn uống
Người bệnh đái tháo đường cần hiểu rằng khi mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là phải kiêng ăn mọi thứ. Nhưng để có một chế độ ăn thích hợp cho sức khỏe thì người bệnh đái tháo đường cần có những lời khuyên và sự hợp tác với thầy thuốc chuyên khoa, đặc biệt là các chuyên gia dinh dưỡng.
Một chế độ ăn thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu:
– Đủ năng lượng cho hoạt động sống bình thường.
– Tỷ lệ thành phần các chất đạm, mỡ và đường cân đối.
– Đủ vi chất.
– Chia bữa ăn cho phù hợp với thay đổi sinh lý.
– Phối hợp với thuốc điều trị nếu có. Chỉ cần “cân đong đo đếm” một chút và áp dụng hợp lý thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát lượng đường trong máu, không gây ra các biến chứng do tăng hay giảm đường máu mà vẫn thoải mái trong việc ăn uống.
Thường xuyên theo dõi vòng 2
Bạn hãy kiểm soát cân nặng và đặc biệt là thường xuyên đo vòng 2 của mình. Số đo vòng 2 có thể dự báo nguy cơ đái tháo đường tuýp 2 chính xác hơn cân nặng của cơ thể, do lượng mỡ tích tụ ở dạ dày hoặc bụng nguy hiểm hơn so với thừa mỡ ở đùi vì tế bào mỡ quanh vòng eo tiết ra những chất gây tổn thương hệ insulin – làm tăng nguy cơ đái tháo đường.
Vòng 2 càng lớn, bệnh nhân càng kháng với insulin. Càng kháng với insulin, cơ thể càng phải sản sinh nhiều insulin từ tuyến tụy để đạt được cùng hiệu quả. Cuối cùng tuyến tụy bị kiệt sức và giảm hoặc ngừng sản sinh insulin. Vòng eo lớn cũng làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và tăng nồng độ cholesterol.
Bạn không cần thiết phải giảm cân quá mức để có một thân hình lực lưỡng hay một vòng eo lý tưởng như thanh niên. Chỉ cần giảm 10% trọng lượng cơ thể hiện tại, nguy cơ bệnh lý sẽ giảm đi rất nhiều.
Theo Sức khỏe Gia đình
Trả lời