Tăng cân một phần do tâm trạng không tốt
Khi bạn cảm thấy bị “ai đó” cướp đi hoặc từ chối một điều gì đó, bạn sẽ có khả năng ăn nhiều để khỏa lấp “khoảng trống” đó. Ngay cả khi cố gắng từ chối thức ăn, bạn càng cảm thấy “thèm khát” bất cứ điều gì đang hiện diện trong tâm trí bạn.
Chất béo trong cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng bởi một chuỗi phức tạp các hoocmon được điều khiển bởi não và cơ thể.
Khi các hoocmon này xáo trộn sẽ dẫn đến hiện tượng tim đập nhanh, huyết áp cao khi giận dữ, bao tử quặn lên… Đồng thời, cả chất béo trong cơ thể cũng sẽ phản ứng.
Đôi khi các hoocmon điều khiển tâm trạng hoạt động trực tiếp trên tế bào mỡ, khiến chúng ta tăng hoặc giảm các mô mỡ. Đôi lúc chúng lại điều khiển các hành vi khiến cân nặng tăng vọt. Vì thế, kiểm soát được tâm trạng cũng giúp bạn kiểm soát được cân nặng của mình.
1. Cảm giác cô đơn
Cảm giác cô đơn làm rối loạn hoocmon gây đói, khiến chúng ta cảm thấy cần phải “tự an ủi” bằng thức ăn. Và một nghiên cứu mới còn cho thấy người cô đơn có mức độ hormone ghrelin kích thích sự thèm ăn lớn hơn sau khi họ ăn, khiến họ cảm thấy đói nhanh hơn. Qua thời gian, những người cô đơn nạp vào nhiều calo hơn hẳn người bình thường.
2. Lập gia đình
Một tổng kết hơn 600 nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người kết hôn đều tăng cân. Những nhà nghiên cứu cho rằng lý do vì cơ hội ăn uống được 2 người chia sẻ tăng lên, những bữa ăn cũng thường xuyên đều đặn hơn, và khẩu phần cũng lớn hơn – đồng thời cả 2 cũng giảm ước muốn “giữ phom” để hấp dẫn bạn đời như khi còn yêu nhau.
Nếu cảm thấy cân nặng đã đến mức “báo động”, bạn nên xác định thói quen nào đã khiến bạn tăng cân để chỉnh sửa kịp thời. Và thay vì ăn thức ăn sẵn, gia đình nên cùng nấu nướng các bữa ăn dinh dưỡng lành mạnh hơn.
3. Cảm thấy mất mát
Khi bạn cảm thấy bị “ai đó” cướp đi hoặc từ chối một điều gì đó, bạn sẽ có khả năng ăn nhiều để khỏa lấp “khoảng trống” đó. Ngay cả khi cố gắng từ chối thức ăn, bạn càng cảm thấy “thèm khát” bất cứ điều gì đang hiện diện trong tâm trí bạn.
Não chúng ta được “lập trình” sẵn xem đồ ăn là phần thưởng, là sự khỏa lấp cho những “cơn đói” không thể thỏa mãn. Đây cũng là lý do tại sao phần đông người ăn kiêng thất bại.
Nếu bạn cảm thấy cơn thèm quá lớn, có thể sắp xếp 1 bữa ăn “bình thường” một lần trong tuần để “an ủi” não, giảm bớt sự thèm khát với những loại thực phẩm ấy.
4. Cảm thấy lo lắng
Khi lo lắng, cơ thể bạn cảm giác giống như bị căng thẳng thường xuyên, nên lo lắng là nguyên do mạnh mẽ gây ra tăng cân. Một nghiên cứu đã đặt lo lắng là yếu tố quan trọng đáng kể nhất gây tăng cân. Thực tế, 2/3 người bị rối loạn ăn uống bị các vấn đề về lo lắng.
Bạn nên bình ổn tâm trạng mình bằng cách uống trà, đặc biệt là các loại trà giúp giảm cân như Phổ Nhĩ.
5. Căng thẳng
Khi bị căng thẳng, điều đầu tiên cơ thể làm là sản xuất adrenaline. Hoocmon này khiến các tế bào mỡ khắp cơ thể tiết axít béo dự trữ vào máu để dùng làm năng lượng. Đây là kết quả của quá trình sinh tồn, khi căng thẳng đi liền với một cuộc tấn công hay một vấn đề sống chết, cung cấp năng lượng để con người chạy trốn.
Nhưng trong cuộc sống hiện đại, con người chỉ có thể cố trấn tĩnh và để trấn an bản thân, sẽ tìm một thứ gì đó để ăn. Đồng thời, một hoocmon thứ 2 là cortisol tập hợp các axít béo trong máu, lưu trữ chúng vào phần bụng.
Vì lượng mỡ lưu trữ không được sử dụng ấy, cơ thể bạn sẽ tìm nhiều calo hơn để thay thế các axít béo đã được giải phóng trước đó. Đây là vòng tuần hoàn, tổng hợp gây nên tăng cân khó tránh khỏi.
6. Buồn chán
Khi buồn chán, bạn thực sự mất đi khả năng lựa chọn thực phẩm thông minh. Bạn sẽ ăn uống tùy theo tâm trạng, không chỉ ăn những thực phẩm không lành mạnh mà còn ăn nhiều thực phẩm béo hơn lệ thường. Trong những người được khảo sát, “tôi buồn chán” là lý do hàng đầu được giải thích cho việc ăn rất nhiều.
Bạn có thể cảm thấy buồn chán khi không thỏa mãn, bất an, không có mục tiêu, nên cách tốt nhất để giải tỏa tâm trạng này chính là tìm một điều gì đó có mục đích và tính thách thức đối với bạn để thực hiện.
Theo Pháp luật TPHCM
Trả lời