Những cách đơn giản chữa dứt điểm bệnh viêm họng hạt

Uống nhiều nước khi bị là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất mà mọi người thường áp dụng. Nạp nhiều nước vào cơ thể không chỉ giúp con người tăng sức chiến đấu chống viêm và nhiễm trùng, nước cũng giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngăn ngừa sốt.

là một bệnh khó chữa dứt điểm. Dưới đây là một số cách đơn giản chữa trị dứt điểm căn mà không phải ai cũng biết.

Viêm họng hạt có 2 loại, viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính. Viêm họng cấp tính là viêm họng đỏ cấp tính hoặc, viêm họng giả mạc hoặc viêm họng loét hoặc phối hợp cả 3. Viêm họng cấp tính không điều trị dứt diểm sẽ chuyển thành viêm họng mãn tính.

Viêm họng hạt là một dạng của viêm họng mạn tính, do tình trạng viêm họng kéo dài dẫn đến sự phát triển quá độ của các tổ chức lympho ở thành sau họng, từ đó tạo nên các hạt. Các mô Lympho này làm nhiệm vụ diệt khuẩn. Khi vi khuẩn xâm nhập vùng họng sẽ bị các bạch cầu ở đây bắt giữ đưa vào mô lympho và tiêu diệt ở đó.

Nếu họng bị viêm mạn tính, các mô lympho phải làm việc liên tục trong một thời gian dài nên càng to ra và gây viêm họng hạt. Nguyên nhân của bệnh chủ yếu do viêm nhiễm các vùng lân cận xung quanh hầu họng, từ viêm mũi xoang mạn tính, đặc biệt là viêm xoang sau, viêm amidan mạn tính, trào ngược thực quản dạ dày.

Bình thường các mô lympho không hề gây ra khó chịu, chỉ khi nó to ra thành các hạt sẽ kích thích thành sau họng, tạo cảm giác vướng víu, ngứa, gây ho. Triệu chứng ban đầu của bệnh là ho húng hắng hoặc ho từng cơn, khi nuốt cảm giác bị vướng đau ở cổ, buồn nôn, ho và khạc đờm…Khi quan sát bên trong họng sẽ thấy niêm mạc họng đỏ, dày, ướt, có những hạt trắng ở thành sau họng. Các triệu chứng trên sẽ tiến triển hơn ở những người hay uống rượu, hút thuốc lá, công việc phải nói nhiều. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, làm việc căng thẳng, bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp.

mạn tính

Khám và điều trị dứt diểm khi bị viêm họng cấp, phát hiện kịp thời viêm họng hạt, phát hiện và điều trị ổ viêm lân cận.

Tránh các kích thích vùng hầu họng như khói bụi, nước và thức ăn lạnh, tránh bị nhiễm lạnh, không uống rượu bia, chất kích thích, không ăn thức ăn quá cay hoặc quá nóng, không hút thuốc lá, vệ sinh sạch sẽ răng miệng, chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung các vitamin và chất khoáng, nâng cao sức đề kháng.

Súc miệng bằng loãng hằng ngày hoặc các dung dịch sát khuẩn họng hiện đang được bán tại các hiệu thuốc. Đây là biện pháp cho hiệu quả rất tốt.

Súc miệng nước muối

Nhiều nghiên cứu cho biết muối có thể tiêu diệt vi khuẩn, súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau cổ họng và chống nhiễm trùng. Để súc họng, trước tiên cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng.

1

Chữa viêm họng hiệu quả nhờ súc miệng bằng nước muối

Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước khi bị đau họng là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất mà mọi người thường áp dụng. Nạp nhiều nước vào cơ thể không chỉ giúp con người tăng sức chiến đấu chống viêm và nhiễm trùng, nước cũng giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngăn ngừa sốt. Giữ cho cổ họng luôn ẩm ướt với trà nóng hay đồ uống nhẹ khác sẽ giúp khơi thông cổ họng nhanh hơn. Những loại nước như: nước ép trái cây và nhiều loại súp sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Uống

Mật ong không chỉ chứa nhiều vitamin có lợi mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Theo các nhà nghiên cứu, mật hoa tự nhiên thật sự hiệu quả hơn xirô ho vì mật ong bảo vệ cổ họng tốt hơn.

Để giảm đau họng, có thể pha một tách trà nóng và cho vào 1 thìa cà phê mật ong, thêm nửa quả chanh vắt. Chanh là chất làm se, có tác dụng giúp màng nhầy co lại, do đó món trà này sẽ tăng gấp đôi hiệu quả bảo vệ cổ họng, theo báo Tuổi trẻ.

Tỏi

Tỏi có chứa allicin, một kháng sinh rất mạnh, giúp tiêu diệt virút và vi khuẩn. Theo Degelman, có thể ngậm một tép tỏi sống trong khoảng 5-10 phút khi thấy cổ họng có cảm giác ngứa để tránh bị nhiễm trùng. Hoặc nhã nát tỏi, cho vào một chiếc nồi nhỏ, thêm vào đó một chút nước và mật ong, đun sôi để tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Uống siro tỏi mỗi ngày, chỉ trong một thời gian ngắn sẽ khỏi bệnh.

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online