Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng tiến triển nặng dần theo tuổi và một số yếu tố nguy cơ như: mang vác nặng ở tư thế cột sống xấu.
Triệu chứng đau lưng vùng ngang thắt lưng hông gây khó chịu cho người bệnh. Triệu chứng này có thể là do thoái hóa cột sống gây ra. Đã có rất nhiều người chủ quan về tình trạng đau lưng của mình và không chữa trị kịp thời.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Thoái hóa cột sống thắt lưng (Spondylosis hoặc Oteoarthritis of lumbar spine) là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống là hậu quả của nhiều yếu tố: tuổi cao; nữ; nghề nghiệp lao động nặng; một số yếu tố khác như: tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế lao động…
Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.
Biến chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng
– Thoái hóa cột sống thắt lưng tiến triển nặng dần theo tuổi và một số yếu tố nguy cơ như: mang vác nặng ở tư thế cột sống xấu.
– Dấu hiệu chèn ép rễ dây thần kinh thường gặp ở thoái hóa cột sống nặng khi những gai xương thân đốt sống phát triển chèn ép vào lỗ liên hợp đốt sống. Cùng với sự thoái hóa đốt sống, đĩa đệm cũng bị thoái hóa và nguy cơ phình, thoát vị đĩa đệm sẽ dẫn tới chèn ép rễ dây thần kinh (biểu hiện đau dây thần kinh tọa).
Phòng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
+ Trong sinh hoạt và lao động, không áp dụng những tư thế sai, không đúng cách (ngồi thẳng lưng, đi đứng thẳng người…).
+ Tránh những động tác mạnh và đột ngột khi xách, đẩy, mang, vác, nâng…
+ Lập ra một chế độ ăn uống hợp lý để ngăn chặn khả năng bị béo phì.
+ Người lao động nặng cần được kiểm tra định kỳ sức khỏe để theo dõi và điều trị kịp thời.
+ Ăn nhiều các loại rau tươi, trái cây và hải sản giàu canxi như: cá, tôm, cua…
Trả lời