21 Tác dụng chữa bệnh hay nhất từ lá trầu không
Bên cạnh công dụng ăn trầu, trong dân gian người ta còn sử dụng lá trầu không để làm thuốc giảm đau, chữa táo bón, khắc phục tính trạng khó tiêu, chữa ho, viêm phế quảng, trị nấm, khử trùng,… Đấy là những công dụng quan trọng và thiết yếu trong cuộc sống. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm cũng như cụ thể các tác dụng của loại cây này.
Trầu không là cây gì
Còn được gọi với các tên khác như thược tương, là trầu, hruè êhang (Buôn Mê Thuột) hay mô-lu (Campuchia). Với tên khoa học là Piper betle L., thuộc họ nhà Hồ tiêu Piperaceae. Lá trầu không thường được bán ở trong chợ, các cửa hàng hoa quả.
Về đặc điểm
Trầu không thuộc loại cây thân nhẵn, mọc leo. Lá dài từ 1-4cm mọc so le, cuống có bẹ, phiến lá có hình trái xoan, với chiều dài từ 10-13cm, chiều rộng từ 4-9cm, đầu lá nhọn, phía cuống thì lá hình tim, soi lên thì thấy có nhiều điểm rất nhỏ chứa tinh dầu, gân lá thường 5. Hoa khác gốc mọc theo bông. Quả mọng không có vòi sót lại.
Về phân bố, thu hái và chế biến
Cây trầu không được trồng ở hầu hết các vùng nước ta, cả ở nhiều nước châu Á có khí hậu nhiệt đới như Philippins, Indonexia, Malaixia,… Chủ yếu để lấy lá để ăn trầu.
Về thành phần hóa học
Lá trầu không chứa từ 0,8-1,8% tinh dầu (có khi lên tới 2,4%) với tỷ trọng từ 0,958-1,057 thơm mùi creozot (củi đốt), vị nóng. Người ta xác định được hai hoạt chất phenol trong tinh dầu này gồm betel-phenol (đồng phân của eugenol chavibetol C10H12O2) và chavicol, kèm với một vài hợp chất phenolic khác.
Về tác dụng dược lý
Cho đến nay có rất ít tài liệu nói về lá trầu không. Vào năm 1956 tại Bộ môn ký sinh Trường ĐH y dược Hà Nội, đã có nghiên cứu cho thấy trầu không có khả năng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi trùng như Subcilit, trực trùng Coli, Tụ cầu.
Đến năm 1961, tại Phòng đông y thực nghiệm thuộc Viện vi trùng học đã thực hiện nghiên cứu lại và khẳng định về tính chất kháng sinh bay hơi của lá trầu không.
Ở một số bệnh viên nước ta, người ta từng dùng cao nước trầu không để điều trị bệnh viêm cận răng (paradentose) và thu được kết quả tốt.
Về công dụng và liều dùng
Bên cạnh công dụng ăn trầu, trong dân gian người ta còn sử dụng lá trầu không để rửa vết loét, viêm mạch hạch huyết, mẩn ngứa bằng cách giã nhỏ hãm với nước. Nước pha từ lá trầu không còn được sử dụng làm thuốc nhỏ mắt chữa chứng viêm kết mạc, hay bệnh chàm mặt trẻ em, có nơi giã nát đắp lên vú để cầm sữa, lên ngực chữa hen, ho. Phần lớn dùng ngoài một cách bộc phát, lượng tùy ý, rất ít khi dùng trong.
Tác dụng chữa bệnh của lá trầu không
1. Trị đau khớp: Trong lá trầu không chứa chavicol, là một hoạt chất phenol có tác dụng tốt trong việc chống viêm. Chỉ cần giá nát lá, vắt lấy nước bôi trực tiếp vào sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.
2. Làm lành vết thương: Trong lá trầu chứa chất chống oxy hóa nên có khả năng làm lành vết thương cực nhanh. Chỉ cần giã nát, vắt lấy nước bôi vào vết thương, dùng thêm lá trầu phủ lên rồi băng lại. Vết thương sẽ nhanh chóng liền lại sau vài ngày.
3. Trị chứng khó tiêu: Lá trầu có tác dụng chống đầu hơi, xì hơi, giảm khó tiêu, bảo vệ dạ dày,… bằng cách thoa nước trầu không lên bụng hoặc nhai sống. Cách nhai sống còn giúp tăng khả năng hấp thu các khoáng và dưỡng chất.
4. Giảm cân: Lá trầu không giúp tăng bài tiết dịch tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, loại bỏ độc tố và nước dư thừa trong cơ thể. Hơn nữa, do lượng chất xơ dồi dào cũng giúp giảm táo bón. Từ đó giúp giảm mỡ cơ thể hiệu quả.
5. Trị hơi thở hôi: Việc nhai lá trầu giúp gia tăng tiết nước bọt, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở miệng bằng việc khôi phục độ pH, từ đó giúp giảm hôi miệng. Để ý thì thấy các bà ở quê nhai trầu cau thường xuyên mặc dù răng đen nhưng rất chắc khỏe.
6. Điều trị rối loạn cương dương của nam giới: Lá trầu không có khả năng làm giãn mạch máu, chống chầm cảm vì vậy là thảo dược chữa rối loạn cương dương hiệu quả. Bằng cách nhai một lá trầu sau mỗi bữa ăn.
7. Chữa đau họng: Do có tính kháng khuẩn và chống viêm nên lá trầu có khả năng trị cảm lạnh và các rối loạn liên quan. Chỉ cần nghiền lẫn lá nó với mật ong rồi ngậm giúp bảo vệ họng khỏi nhiễm trùng.
8. Chữa bệnh trĩ: Nhờ có đặc tính kháng nấm, kháng sinh, diệt khuẩn tốt mà trầu không được sử dụng để điều trị viêm loét, sưng đau, nhiễm khuẩn, giúp chữa lành vết thương, cầm máu, se búi trĩ,… do đó rất phù hợp với việc điều trị bệnh trĩ. Có hai cách làm như sau:
– Cách một: Lấy 20 lá trầu không rửa sạch đun sôi với nước 10 phút, cho thêm thìa muối ăn. Dùng để xông hậu môn khi nước còn nóng, lúc ấm thì dùng để ngâm, dùng bã lá cọ rửa vùng hậu môn. Cách này phù hợp với bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2.
– Cách hai: Kết hợp lá trầu không với các nguyên liệu khác như quả cau, bồ kết, hạt gấc. Tất cả đem giã nát, rồi đun sôi với nước. Tiến hành các bước xông hơi và rửa y như cách một, phần bã dùng đắp lên hậu môn.
9. Chữa các bệnh phụ khoa
Các bệnh phụ nữ như viêm nhiễm buồng trứng, vòi trứng, dây chằng quanh tử cung voi trứng, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm nhiêm âm đạo, âm hộ, viêm đường tiết niệu,… thì có thể áp dùng các cách làm sau:
– Cách một: Lấy 10 lá trầu không rửa sạch đun sôi 10 phút với 2 lít nước. Khi nước ấm, dùng khăn thấm lau nhẹ nhàng vùng kín. Chú ý không dùng nước này thụt rửa sâu vào âm đạo có thể làm tổn thương, gây nhiễm trùng, không được bôi thêm nào khác vào âm đạo. Làm cách này mỗi tuần từ 2-3 lần.
– Cách hai: Vò nát 10 lá trầu không trong 2 lít nước, lọc nước cho thêm 1 đến 2 muống cà phê muối biến. Dùng dung dịch trên để rửa âm đạo từ 5-10 phút (tối đa 10 phút), tuần làm 2-3 lần.
– Cách ba: Kết hợp 10 lá trầu với 10 lá trà xanh, vò nát rồi đun sôi với 2 lít nước. Đợi nước ấm thì dùng khăn thấm lau vùng kín trong 5 phút. Tuần làm từ 2-3 lần.
10. Làm thuốc giảm đau: Đối với các trường hợp bị chần thương trầy, rách, xước da, sưng viêm, phát ban,… Lấy vài lá trầu không giã nát đắp lên vùng vết thương, có thể chắt lấy nước thoa vào chỗ đau.
11. Chữa táo bón: Nhai nát vài lá trầu không nuốt lấy nước bỏ bã lúc đang đói hoặc có thể giã nát đun với nước, để nguội và qua đêm, hôm sau uống khi còn đói. Cách này giúp chữa táo bón bởi trong lá trầu có rất nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ gốc tự do, khôi phục độ pH trong dạ dày.
12. Tăng cảm giác đói: Nhiều người bị đau bao tử khiến chán ăn, lúc này mất cân bằng độ pH trong dạ dày, làm hooc mon đói kém hoạt động. Sử dụng lá trầu không sẽ giúp cân bằng lại độ pH, đảo thải độc tố, từ đó giúp ăn ngon miệng hơn.
13. Trị ho: Lấy lá trầu không, vài nụ đinh hương, nhục đậu khấu đun sôi uống 3 lần trong ngày. Cách này giúp kháng sinh mạnh, làm tan đờm, hạn chế viêm nhiễm, điều trị các cơn ho dai dẳng.
14. Chữa viêm phế quản: Lá trầu giúp giảm viêm ở phổi, cuống phổi, tan đờm, từ đó giúp chữa viêm phế quản hiệu quả.
15. Giúp khử trùng: Hoặc chất poly-phenol trong lá trầu giúp loại bỏ vi trùng, mầm bệnh trong cơ thể, giúp giảm đau với cơ thể đang bị viêm, sưng tấy.
16. Trị nấm: Giá nát lá trầu không rồi chà xát lên vùng da bị nấm thường xuyên giúp loại bỏ chứng bệnh này nhanh chóng.
17. Bị bỏng nước sôi: Dùng lá trầu không hơ nhẹ cho mềm, phết 1 lớp thầu dầu lên rồi đặt lên vết bỏng. Vài giờ thì thay một lần (có thể làm vào ban đêm, sáng sớm dậy thay).
18. Trị cảm lạnh: Lấy lá trầu giã nát, quấn vào khăn tay, nhúng qua nước ấm rồi đánh dọc lên hai bên cột sống.
19. Chữa đau đầu: Lấy cuống lá trầu giã nát, chắc nước cốt pha vào mật ong mà uống, phần đầu lá nhau nhỏ đắp vào hai bên vùng thái dương.
20. Chữa viêm da cơ địa: Dùng vài lá trầu không sạch giá nát chà xát lên vùng viêm da cơ địa, hoặc có thể giã nhuyễn hãm với một ít nước sôi, vắt nước cốt chả lên vùng da bị bệnh (mối lần kéo dài 5-8 phút, mỗi ngày 1 lần). Một cách khác nữa là dùng vài lá trầu không nấu nước tắm.
21. Chữa nước ăn chân: Lấy 8g lá trầu không và 50g lá ráy thái nhỏ, cho nước vào đun sôi để nguội rồi ngăm chân. Nếu không có lá ráy thì dùng mình lá trầu cũng được.
Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi sưu tầm được về lá trầu không, đây quả là một loại thảo dược có nhiều tác dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, việc chữa bệnh hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người và mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Rất mong quý bạn đọc tham khảo và tìm hiểu kỹ, hoặc hỏi ý kiến thấy thuốc trước khi áp dụng theo.
Trả lời