Những thói quen sinh hoạt phòng ngừa bệnh tiểu đường
Mệt mỏi có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác thậm chí là do lối sống của bạn. Nhưng khi kết hợp với các triệu chứng khác trong danh sách này, nó cũng chắc chắn là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm nhưng rất khó phát hiện sớm. Chỉ khi bệnh nhân phát bệnh trầm trọng mới có thể nhận thấy dấu hiệu rõ rệt. Do đó bạn cần hết sức quan tâm đến những dấu hiệu sau đây, để kịp thời chữa trị nếu mắc phải bệnh tiểu đường.
Thường xuyên khát nước và đi tiểu liên tục
Nếu người bình thường đi tiểu 4 – 10 lần trong ngày, trung bình là 6 – 7 lần và không thay đổi.Nhưng bạn lại khát nước liên tục và đi tiểu nhiều hơn số này, thì hãy cảnh giác, bệnh tiểu đường có thể sắp tìm đến bạn.
Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, thận của bạn không thể hấp thụ lượng đường dư thừa.Thay vào đó, nó tích tụ vào trong nước tiểu và làm cho các mô bị mất nước.Điều này làm cho bạn đi tiểu nhiều hơn và khiến bạn cảm thấy mất nước nên thường xuyên khát.
Dấu hiệu rõ nhất của bệnh tiểu đường là liên tục mệt mỏi
Mệt mỏi đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng đối với người mắc bệnh tiểu đường, mệt mỏi là do cơ thể họ không có khả năng sử dụng glucose trong các loại thức ăn để tạo ra năng lượng cho cơ thể mà phải lấy từ các mô mỡ. Điều này làm cơ thể thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ hay gắt gỏng.
Mệt mỏi có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác thậm chí là do lối sống của bạn. Nhưng khi kết hợp với các triệu chứng khác trong danh sách này, nó cũng chắc chắn là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
Giảm cân nhanh chóng và đột ngột
Mặc dù bạn thấy đói và ăn rất nhiều nhưng cân nặng của bạn không những không tăng mà còn giảm bất ngờ. Việc giảm cân đột ngột này không loại trừ nguyên nhân từ bệnh tiểu đường. Vì cơ thể bạn không vận chuyển đủ năng lượng vào tế, khiến bạn luôn cảm thấy đói.Nếu tình trạng này cứ xảy ra liên tục, rất có thể 80% bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Vết thương lâu lành
Các vết thương, vết xước của bạn thường kéo dài rất lâu điều này có thể xuất phát từ dấu hiệu huyết áp cao và cholesterol cao.Sự tích tụ mảng bám có thể làm tắc nghẽn mạch máu, giảm lượng máu cung cấp để chữa lành vết thương.Khi lượng đường trong máu cao sẽ trì hoãn cơ chế tự hồi phục của cơ thể.
Chỉ số HbA1c cao trên 6.5%
Chỉ số HbA1c được xem là chỉ số “vàng” trong điều trị bệnh tiểu đường.Chỉ số này phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết trong 2 – 3 tháng của bạn. Các chuyên gia cho rằng, chỉ số này nên được giữ trong khoảng từ 5,5% – 6% là tốt nhất. Nếu chỉ số HbA1c của bạn đang cao hơn mức khuyến cáo, bạn cần thận trọng với nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường và các biến chứng của bệnh.
Làm thế nào để đẩy lùi bệnh tiểu đường?
Để chủ động phòng ngừa bệnh tiểu đường bạn có thể tham khảo những phương pháp sau:
Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên
Việc tập thể dục đối với bệnh nhân tiểu đường là rất cần thiết, đây sẽ là yếu tố tích cực giúp giảm nguy cơ tim mạch, kiểm soát lượng đường huyết và chỉ số HbA1c trong cơ thể. Với mỗi bệnh nhân sẽ có khác nhau sẽ có những bài tập khác nhau để đảm bảo phù hợp với tình trạng bệnh lý và sự thích nghi, trạng thái của cơ thể. Một số bài tập bạn có thể tham khảo như:
Đi bộ, chạy bộ: một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bạn đi bộ khoảng 35 phút mỗi ngày sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 80%,
Bơi lội: không gây áp lực lên xương khớp, giảm đáng kể nồng độ đường trong máu.
Đạp xe: giúp trái tim và phổi trở nên khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn do đạp xe cải thiện lưu lượng máu đến chân, giảm biến chứng của bệnh.
Yoga: giảm mỡ, cải thiện các chức năng thần kinh, giúp cơ thể thư giãn, xả tress hiệu quả.
Điều quan trọng của người bệnh là cần duy trì thói quen luyện tập thường xuyên. Đồng thời tăng cường độ cho các bài tập, từ các bài tập nhẹ rồi nặng hơn với cường độ trung bình và đến bài tập cường độ lớn.
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh
Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát chỉ số HbA1c, ngăn chặn và làm chậm xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Bạn cần thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.. Đặc biệt lưu ý đến các loại thực phẩm có bổ sung thành phần nguyên tố 5-ALA, một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc phòng ngừa và điều trị tiểu đường, cũng như ngăn ngừa những biến chứng do hội chứng chuyển hóa gây ra.
Nguyên tố 5-ALA có nhiều trong các loại thực phẩm xanh như rau, súp lơ, khoai lang, trứng, hạt chia, sữa chua… Bổ sung đủ chất đạm bằng các loại thịt nạc hay cá, hạn chế thực phẩm có nhiều tinh bột như cơm trắng, bún, phở, bánh mì, bánh quy… Bên cạnh đó cũng không nên sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, chả cá, chả lụa, chà bông và chú ý đến nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm.
Trả lời