Tất cả các cách dùng hạt ý dĩ chữa bệnh
Nữ giới ăn ý dĩ thường xuyên thì có thể giảm đau trong kỳ kinh nguyệt. Người béo phì thiết lập chế độ ăn uống có ý dĩ có thể giảm cân một cách hiệu quả.
Hạt ý dĩ có tên gọi khác là dĩ mễ, dĩ nhân, hạt bo bo, hạt bo bo cườm gạo, ý dĩ nhân, ý mễ, lục cốc tử, mễ nhân.
Tên khoa học Coix lachryma-jobi L. Thuộc họ Lúa Poaceae . Ý dĩ là nhân đã loại vỏ phơi hay sấy khô của cây ý dĩ. Hạt và rễ ý dĩ chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc. Hạt ý dĩ giúp tẩm bổ sức khỏe cho người già, trẻ em, người mới ốm dậy, còn giúp lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, hạt ý dĩ có chứa các chất dầu ý dĩ, mỡ ý dĩ, kích thích tố ngũ cốc, chất albumin, chất béo, vitaminB… có thể tăng cường chức năng miễn dịch, giảm lượng đường trong máu và lượng can-xi trong huyết thanh, ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, trấn tĩnh…
Hạt ý dĩ chữa phong thấp tê đau,ăn uống kém, tiểu đường…
Ý dĩ chứa lượng protid, nhiều chất tinh bột và chất béo, nên hay được dùng như là một vị thuốc để chữa nhiều bệnh như tả lỵ, rất lợi tiểu tiện, chữa gân co, chữa bệnh phong thấp lâu năm. Dùng khoảng 30 g ý dĩ , kết hợp với nhiều vị thuốc khác. Ngoài ra hạt ý dĩ còn được dùng để chữa lao lực, nôn ra máu, chữa tê thấp…
Ý dĩ còn điều trị rối loạn nội tiết thông qua việc giảm progesterone và testosterone. Nữ giới ăn ý dĩ thường xuyên thì có thể giảm đau trong kỳ kinh nguyệt. Người béo phì thiết lập chế độ ăn uống có ý dĩ có thể giảm cân một cách hiệu quả.
Trong y học cổ truyền hạt ý dĩ có vị ngọt, tính hơi hàn đi vào 3 kinh tì, vị, phế, có tác dụng kiện tỳ, thẩm thấp, trừ tê, trị tiêu chảy, thanh nhiệt, tẩy mủ. Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh phù nề, cước khí, tiểu tiện khó, tê thấp, co gân, tỳ hư, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung. Rễ có vị đắng, ngọt nhẹ, tính hàn có tác dụng sát trùng, tiêu viêm. Dưới đây là một số bài thuốc điển hình:
Chữa phong thấp tê đau, ăn uống kém, tiểu đường, đái ra máu, phù nề: Hạt ý dĩ 30g, gạo tẻ 50g. Nấu thành cháo, chia ăn trong ngày.
Chữa da mọc mụn hạt cơm, tàn nhang, trứng cá, phát ban: Hạt ý dĩ 50g, bách hợp 6g, đường phèn vừa đủ, thêm nước vừa đủ nấu chín.
Chữa sâu răng: Hạt ý dĩ 50g, cát ngạch 50g. Hai vị nghiền bột mịn, trộn đều, dùng dần, chấm vào chỗ răng sâu.
Chữa chứng tỳ vị hư nhược, không thiết ăn uống: Hạt ý dĩ 150g, gạo tẻ 150g, sơn dược 150g. Nấu thành cháo, chia ăn nhiều lần trong ngày.
Chữa ho suyễn có đờm, đái dắt, tiểu đường, ung thư dạ dày, ung thư thực quản: Hạt ý dĩ 100g, bạch quả 12g, thêm nước vừa phải, đun chín tới, thêm đường phèn vào ăn.
Thang hạt ý dĩ cho người ung thư phổi: Hạt ý dĩ 30g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, rễ cỏ tranh 30g, hạ khô thảo 15g, quất hồng bì 15g, thất diệp nhất chi hoa 15g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g. Sắc uống.
Chữa chứng phong thấp, nhức mỏi chân tay, phát sốt: Hạt ý dĩ 30g, phong phong 15g. Sắc lấy nước uống thay trà.
Chữa chứng can thận âm hư, ung thư cổ tử cung: Hạt ý dĩ 30g, táo tầu 10g, củ ấu 15g, bong bóng cá chiên 10g. Nấu thành cháo, ăn trong ngày.
Trị rôm sảy, bàng quang thấp nhiệt, tiểu tiển sẻn, nước tiểu vàng, bụng trướng nước, ung thư dạ con: Hạt ý dĩ 100g, bí đao 500g. Nấu lên, thêm đường hoặc gia vị cho vừa. Ngày nấu 1 lần, hoặc cách ngày 1 lần.
Trả lời