Nên làm gì khi bị viêm thanh quản cấp tính
Tổn thương chủ yếu của viêm thanh quản là viêm niêm mạc. Quá trình viêm có thể khu trú ở niêm mạc hoặc lan xuống lớp dưới. Diễn biến từ xung huyết, phù nề, loét niêm mạc đến viêm cơ, hoại tử sụn. Viêm thanh quản cấp tính trên lâm sàng thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau có thể xếp thành:
– Viêm thanh quản cấp tính ở người lớn.
– Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em.
– Viêm thanh quản hậu phát.
– Phù nề thanh quản.
2.1. Viêm thanh quản cấp tính ở người lớn: Trong viêm thanh quản cấp tính ở người lớn hay gặp:
– Viêm thanh quản xuất tiết.
– Viêm thanh quản do cúm.
– Viêm thanh thiệt.
2.1.1. Viêm thanh quản cấp tính xuất tiết.
Nguyên nhân:
– Hay gặp mùa lạnh viêm thường nặng, bệnh tích có thể từ mũi xuống thanh quản, nam giới bị nhiều hơn nữ giới vì có điều kiện phát sinh như: hút thuốc, uống rượu, làm việc nơi nhiều bụi, gió lạnh.
– Ngoài ra có nguyên nhân là virút.
Triệu chứng:
Triệu chứng toàn thân: ớn lạnh, đau mình, chân tay mỏi.
Triệu chứng cơ năng: bắt đầu đột ngột bằng cảm giác khô họng, nuốt đau, tiếng nói khàn hoặc mất kèm theo ho, khạc đờm.
Triệu chứng thực thể.
– Niêm mạc xung huyết, dây thanh nề đỏ, lớp dưới niêm mạc phù nề, xuất tiết nhầy đặc đọng ở mép sau và dây thanh.
– Bán liệt các cơ căng (cơ giáp phễu) và cơ khép (cơ bên phễu).
Diễn biến: bệnh tiến triển trong 3 – 4 ngày triệu chứng sẽ giảm đi, xung huyết nhạt dần, tiếng nói thường phục hồi chậm.
Điều trị:
– Hạn chế nói.
– Khí dung: KS + Corticoid.
– Giảm ho.
– Giảm đau.
– Phun Adrenalin 1/1000.
– Đông y: ăn quả chanh non đã nướng.
2.1.2. Viêm thanh quản do cúm.
Nguyên nhân: Viêm thanh quản do virut cúm hoặc virut phối hợp với vi khuẩn thông thường.
Bênh tích thường lan xuống khí quản.
Triệu chứng: Hình thái lâm sàng của viêm thanh quản do cúm rất phong phú nó thay đổi tùy theo loại vi khuẩn phối hợp.
– Thể xuất tiết: triệu chứng giống viêm thanh quản xuất tiết thông thường nhưng chúng ta nghĩ đến nguyên nhân cúm là vì có dịch cúm, đôi khi chúng ta thấy những điểm chảy máu dưới niêm mạc (đây là dấu hiệu của viêm thanh quản do cúm).
– Thể phù nề: thể này thường kế tiếp thể xuất tiết, thể phù nề ở thanh thiệt và mặt sau sụn phễu, niêm mạc bị căng bóng, đỏ, bệnh nhân nuốt đau và đôi khi khó thở.
– Thể loét: triệu chứng thực thể có những vết loét nông bờ đỏ ở sụn phễu, nẹp phễu thanh thiệt.
– Thể viêm tấy.
Sốt cao, mạch nhanh.
Nuốt khó, đau họng, tiếng nói khàn, khó thở kiểu thanh quản.
Vùng trước thanh quản bị sưng đau.
Tiên lượng: Tùy theo bệnh tích và thể bệnh.
– Thể xuất tiết tiên lượng tốt.
– Thể phù nề, loét, hoại tử tiên lượng dè dặt.
Điều trị:
– Khí dung KS + Corticoid.
– Nếu có áp xe phải chích tháo mủ.
2.1.3. Viêm thanh thiệt phù nề: Thanh thiệt là cánh cửa của thanh quản mặt trước rất dễ bị viêm hay phù nề.
Triệu chứng: Bệnh nhân có cảm giác bị vướng đờm, khi nuốt đau nhói lên tai. Soi thanh quản gián tiếp thấy thanh thiệt sưng mọng như môi cá mè.
Điều trị:
– Chống viêm, giảm phù nề.
– Phun thuốc Cocain + Adrenalin.
Theo Bệnh
Trả lời