Gan nhiễm mỡ cấp ở phụ nữ mang thai thường xảy ra khoảng giữa tuần 32 – 38 của thai kỳ. Tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cấp từ 1/7.000-11.000 trường hợp.
Uống nhiều nước (2 – 3 lít) là triệu chứng sớm của đái tháo nhạt thoáng qua, trường hợp nặng có biểu hiện tiền sản giật.
Nếu không được điều trị, bệnh nặng có thể kèm theo tiền sản giật, trong đó bao gồm tăng huyết áp và phù. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng như suy thận cấp, bệnh não gan, và viêm tụy.
Bệnh thường khó phát hiện khi khám lâm sàng gan do thai vào thời gian đó đã lớn. Nếu không phát hiện được qua thăm khám lâm sàng sẽ phải nhờ đến các xét nghiệm.
Các bác sĩ cũng thường dựa vào các dấu hiệu để chẩn đoán như: Huyết áp tăng nhẹ, khát nước, suy thận nhẹ hơn nhiễm độc thai, men gan tăng vừa phải, bilirubin tăng nhẹ. Siêu âm để loại trừ nguyên nhân khác như u gan, nhồi máu gan, bệnh đường mật,…
Xét nghiệm men gan (tăng vừa phải), bilirubin (tăng nhẹ) để phân biệt với viêm gan bùng phát do siêu vi hay độc tố.
Biến chứng của gan nhiễm mỡ cấp ở thai phụ nhiều và nặng như: suy gan, bệnh não gan, rối loạn đông máu, hạ đường huyết, nhiễm trùng, suy thận nhẹ, xuất huyết nội, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, băng huyết, thai chết lưu.
Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ cấp ở thai kỳ hiện nay vẫn chưa rõ. Người mẹ có một hay nhiều lần bị bệnh này sẽ có sự thiếu hụt men xúc tác trong quá trình ôxy hóa ti lạp thể của axit béo ở trẻ. Trẻ có khiếm khuyết này bị hạ đường huyết, hôn mê và có nồng độ các men gan bất thường hoặc đột tử không tìm ra nguyên nhân.
Bệnh lý này liên quan đến lần mang thai sau, vì vậy, các bà mẹ cần điều trị tốt các bệnh lý nội khoa trước khi có thai, khi có thai cần phải khám thai định kỳ và thực hiện tốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.
Vì thăm khám thường xuyên, đúng lịch sẽ giúp các bác sĩ phát hiện các triệu chứng của bệnh từ sớm và có biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu để muộn, bệnh trở nặng sẽ nguy hiểm cho cả bà mẹ và thai nhi.
Trả lời