Cách xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi
Nghẹt mũi là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Điều này khiến các bậc cha mẹ rất đau đầu vì khi trẻ nghẹt mũi, rất nhiều vấn đề khác phát sinh như khó thở, quấy khóc…
Nghẹt mũi ở bé có thể xảy ra do nhiều lý do như cảm lạnh thông thường, dị ứng…
Sau đây là các biện pháp nên làm khi trẻ bị nghẹt mũi.Xông hơi
Để đối phó với tình trạng nghẹt mũi của trẻ, mẹ nên xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu (xô), có thể thêm một ít muối trắng và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên.
Hành động này có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng, họng sạch, thông đờm và khiến bé dễ thở.
Sử dụng thiết bị hút mũi ngăn chặn tình trạng nghẹt mũi ở trẻNước muối
Một cách để xử lý nghẹt mũi là nhỏ nước muối sinh lý vào mũi của bé. Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ. Sau đó, xoa bóp mũi của bé nhẹ nhàng từ cả hai phía. Trong khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.
Dụng cụ hút mũi
Khi hút mũi, các chất nhầy từ mũi sẽ được loại bỏ và đồng thời làm hết nghẹt mũi. Để thực hiện điều này, nên mua một thiết bị hút mũi cho con. Đảm bảo rằng trước khi đặt ống vào mũi của bé, bạn đã bóp bầu cao su một lần. Sau đó, nhẹ nhàng hút các chất nhầy từ một bên mũi bằng cách đưa đầu ống vào mũi bé và thả nhẹ tay ra. Lặp lại tương tự cho phía mũi bên kia.
Lưu ý, nên sử dụng thiết bị hút mũi cho con sau khi bé được xông hơi hoặc nhỏ nước mũi muối sinh lý sẽ hiệu quả hơn.
Lưu ý khi trẻ bị nghẹt mũi
Bên cạnh các biện pháp như trên, khi trẻ bị nghẹt mũi, trẻ sẽ phải hít thở qua miệng. Điều này có thể gây mất nước cho cơ thể. Do đó, nên cho bé ăn với thực phẩm nhiều nước và nước hoa quả khi bé bị nghẹt mũi.
Đồng thời, để phòng chống nghẹt mũi, mẹ nên giữ ấm cho trẻ, nhất là khi trời lạnh.
Theo Gia đình Việt Nam
Trả lời