Hiểu đúng về chất béo
Hiểu đúng về chất béo thì bạn mới có thể bổ sung chúng một cách có lợi cho sức khỏe.
Mặc dù các chất béo trong thụt đỏ, thực phẩm ăn vặt… có liên quan tới rối loạn tim mạch thì chất béo trong các loại hạt, cá và sản phẩm dầu thực vật lại được coi là có liên quan tới giảm nguy cơ của các vấn đề tim mạch.
Chính vì vậy, hiểu đúng về chất béo thì bạn mới có thể bổ sung chúng một cách có lợi cho sức khỏe. Chất béo được chia làm 4 loại là chất béo không bão hòa đơn, không bão hòa đa, chất béo bão hòa và transfats. Mỗi loại chất béo có tính chất hóa học và vật lý khác nhau, do đó, chúng có vai trò khác nhau trong cơ thể. Các loại rau, dầu thực vật có thể nấu ăn như dầu hạt cải, hướng dương, đậu tương, dầu ôliu thường chứa 2 loại dầu đầu tiên và một chút chất béo bão hòa.
Dầu cọ được đánh giá là chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao. Nhiều nghiên cứu dinh dưỡng đã được ra lời kết luận là chúng ta nên ăn ít chất béo bão hòa, muối và đường để tập trung vào ăn một phần lành mạnh của trái cây, rau quả, sữa, ngũ cốc nguyên cám… chứa ít chất béo.
Ảnh minh họa
Dưới đây là 4 điều cụ thể về chất béo mà bạn cần nắm được:
1. Dự trữ một lượng lớn trong cơ thể
Đây là một thực tế khiến không ít người lo lắng, nhất là chị em phụ nữ. Phụ nữ có hàm lượng mỡ dưới da nhiều hơn nam giới trong khi nam giới thường lưu trữ lượng mỡ nội tạng xung quanh các mạch máu nhiều hơn nữ giới.
Khi năng lượng được lưu trữ trong các tế bào chất béo được sử dụng đến, quá trình chuyển hóa chất béo sẽ axit béo vào ngấm vào máu. Mỡ nội tạng sẽ chuyển hóa nhanh hơn so với mỡ dưới da và có thể tích tụ trong gan. Chất béo cũng tích tụ nhiều trong gan nếu bạn uống rượu hoặc có chế độ ăn với hàm lượng đường cao. Lượng mỡ tích tụ lại trong cơ thể quá nhiều ở bụng hoặc gan có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt, nó liên quan đến phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
2. Chất béo cần thiết cho cơ thể
Chúng ta cần một số loại axit béo không bão hòa đa như linoleic và axit linolenic trong chế độ ăn uống để có làn da và mái tóc khỏe mạnh.
Bạn có thể tìm thấy chất béo này trong các loại dầu thực vật, các loại hạt và dầu cá. Nó cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch cũng như não bộ và chức năng thị giác. Chất béo cũng cung góp phần điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách làm đầy lên các mô mỡ của cơ thể.
Vì chất béo là một phần quan trọng của một chế độ ăn uống khỏe mạnh, nên bạn cần bổ sung nó một cách vừa đủ chứ không nên quá nhiều hoặc quá ít. Thiếu chất béo có thể gây cản trở cho chức năng một số cơ quan trong cơ thể nhưng ăn quá nhiều lại có thể dẫn đến tăng cân và lượng cholesterol cao.
Ảnh minh họa
3. Chất béo giúp cơ thể hấp thụ vitamin
Các chuyên gia y tế nói rằng bổ sung khoảng 30g chất béo cho cơ thể mỗi ngày là cần thiết để thúc đẩy sự hấp thu vitamin A, D, E và K. Ví dụ, các loại dầu thực vật tan trong chất béo, là một nguồn quan trọng của vitamin E và dầu cá là nguồn dinh dưỡng tốt nhất của vitamin D… Nếu bạn thực sự muốn cải thiện sự hấp thu carotene (tiền vitamin A) thì bạn nên bổ sung các loại dầu thực vật từ rau củ quả.
4. Chất béo hỗ trợ khả năng sinh sản
Phụ nữ càng cần phải tiêu thụ chất béo vì chất béo đóng một vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản. Khoảng 20-30% trọng lượng cơ thể một người phụ nữ khỏe mạnh là chất béo (nhiều gấp đôi so với nam giới). Nếu mức độ chất béo giảm xuống dưới 18% phần trăm, chức năng sinh sản của người phụ nữ có thể bị ảnh hưởng, ví dụ như rối loạn rụng trứng. Nếu lượng chất béo giảm dưới 50% quy định, nó có thể gây ra các vấn đề về vô sinh.
Nguyên nhân là do một hormone gọi là leptin được tiết ra bởi các mô mỡ (chất béo) vào máu tương ứng với lượng chất béo trong cơ thể. Bộ não phát hiện các tín hiệu leptin trong máu và khi ở mức đủ cao nó sẽ thúc đẩy sự rụng trứng.
(Nguồn: TimesIndian)
Trả lời