7 lợi ích to lớn mà cây dâu tằm mang lại đối với sức khỏe
Dâu tằm là một loài cây gỗ từ nhỏ đến nhỡ, lớn nhanh, có thể cao tới 15-20 m. Thông thường nó sống từ 8-12 năm, nhưng nếu đất tốt và chăm sóc tốt thì tuổi thọ tới 50 năm. Với đặc điểm khí hậu và điều kiện sinh trưởng lý tưởng mà cây dâu phát triển ở nước ta rất nhanh thì đây là một loại cây phổ biến nhất ở Việt Nam. Vậy cây dâu tằm có tác dụng gì, chữa những bệnh nào ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay.
Mô tả cây dâu tằm
-Thân: Cây gỗ nhỏ, cao khoảng 3 m. Cành mềm, lúc non có lông, sau nhẵn và có màu xám trắng, chồi nách nhỏ màu nâu vàng. Vỏ thân có nốt sần, có mủ trắng như sữa.
-Rể: Rễ ăn sâu và rộng 2-3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10-30 cm và rộng theo tán cây.
-Lá: Lá mọc so le, hình bầu dục, hình tim hoặc hình trứng rộng, có mũi nhọn ở đầu, phiến mỏng, mềm, dài 5-10 (15) cm, rộng 4-8 (10) cm, mép có răng cưa đều, phiến nguyên hay đôi khi chia 3-5 thùy trên các nhánh còn non, 3 gân ở gốc, các gân bên đạt tới chiều dài của phiến, đôi gân bên tận cùng ở ½ chiều dài phiến lá. Mặt trên của lá màu lục sẫm hay lục xám, mặt dưới màu lục nhạt hơn, nổi rõ các gân lớn chạy từ cuống lá và nhiều gân nhỏ hình mạng lưới, có lông tơ mịn rải rác trên gân lá. Cuống dài 2-4 cm, mảnh, có lông thưa. Lá hàng năm rụng vào mùa đông.
Lá kèm còn non hình tam giác nhọn, khi già xoắn lại thành hình dải đầu nhọn.
-Hoa: Hoa đơn tính, vô cánh, cùng gốc hay khác gốc. Cụm hoa đực là chùm hoặc gié, dài 1,5-2 cm. Các hoa cái hợp thành đuôi sóc dài 1-1,5 cm.
Hoa đực có cuống ngắn; 4 lá đài tù, có lông thưa; 4 nhị đối diện với các lá đài, dài gấp đôi lá đài, chỉ nhị mảnh, cong trong nụ; bao phấn 2 ô, hình gần cầu, màu vàng nhạt, nứt dọc, hướng trong. Hạt phấn hình bầu dục, 2 đầu nhọn, nhiều rãnh, kích thước 22,5-17,5×15-17,5 µm.
Hoa cái có 4 lá đài, bầu 1 ô, 1 noãn, đính nóc.
-Quả: Quả bế được bao bọc trong các lá đài đồng trưởng và mọng nước, tụ họp thành quả phức hình trụ, khi chưa chín màu trắng xanh, khi chín màu đỏ hồng, dài 1-2 cm, đường kính 7-10 mm, cuống quả dài 1-1,5 mm. Vị hơi chua và ngọt.
Cây dâu tằm kiểng
Một thế dâu tằm kiểng
Có rất nhiều người chơi cây cảnh có sở thích chơi cây dâu tằm kiểng vì đây là loài cây có thế đẹp, thân và cành dễ uốn tạo dáng. Đặc biệt thế cây dâu tằm rất đa dạng và đẹp mắt mà không phải loài cây bonsai nào cũng có.
Cây dâu tằm có tác dụng gì ?
Cây dâu tằm có rất nhiều tác dụng
– Tang bạch bì (vỏ rễ) vị ngọt mát, làm thuốc lợi tiểu, chữa ho lâu ngày, ho có đờm và chữa sốt.
-Tang diệp (lá dâu) vị ngọt, đắng, mát: chữa sốt, cho ra mồ hôi, cảm mạo, an thần, tiêu đờm, huyết áp cao.
– Tang thầm (quả dâu) vị ngọt, bổ thận, sáng mắt, giúp sự tiêu hóa, chữa bệnh ngủ kém, râu tóc bạc sớm.
– Tang ký sinh (cây mọc ký sinh trên cây dâu): bổ gan thận, chữa đau lưng, đau mình, an thai.
– Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa trên cây dâu) lợi tiểu, chữa đi đái nhiều lần, di tinh, liệt dương, trẻ con đái dầm.
– Sâu dâu chữa bệnh trẻ con bị đau mắt, nhiều nhử, nhiều nước mắt.
Thân cây dâu tằm có tác dụng gì ?
Tác dụng của thân cây dâu có rất nhiều, không chỉ là loài cây có thế đẹp dễ uốn mà thân cây dâu tằm có thể chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có không ít căn bệnh khó chữa mà việc dùng thuốc gần như là bế tắc.
– Giúp lợi tiểu, điều trị phù thũng, ho có đờm
– Là bài thuốc điều trị các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… rất tốt
– Tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cơ thể và nâng cao hệ miễn dịch một cách tự nhiên.
Trả lời