Ai nên hạn chế uống trà gừng ?
Trà gừng được biết đến là một trong những loại ‘thuốc’ tự nhiên có tác dụng tuyệt vời chữa nhiều bệnh. Bạn nên thận trọng khi có ý định sử dụng loại ‘thuốc’ này để trị bệnh vì uống nhiều trà gừng không phải là cách tốt để phòng và chữa bệnh.
Trà gừng không phải bất cứ ai uống vào cũng có lợi, do vậy các bạn chú ý những đối tượng cần hạn chế uống trà gừng
Trà gừng được biết đến là một trong những loại ‘thuốc’ tự nhiên có tác dụng tuyệt vời chữa nhiều bệnh. Bạn nên thận trọng khi có ý định sử dụng loại ‘thuốc’ này để trị bệnh vì uống nhiều trà gừng không phải là cách tốt để phòng và chữa bệnh.
Trà gừng được biết đến là một trong những loại ‘thuốc’ tự nhiên.
Gừng là loại thảo mộc tự nhiên có nhiều công dụng với sức khỏe. Trong củ gừng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm 2 – 3% tinh dầu (Zingiberen, D-camphen), 3 – 5% chất nhựa cay như zingeron, zingerol, shogaola (trong quá trình làm khô, chất gingerol biến thành shogaol), chất béo, các vitamin và chất khoáng như kali, canxi, sắt, mangan, kẽm,..
Nó có thể giúp phòng và điều trị nhiều bệnh như cảm lạnh, cúm, viêm họng, kháng viêm, giảm nguy cơ ung thư… Tương tự như vậy, trà gừng cũng có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm viêm họng hoặc ổn định đường tiêu hóa…
Nhất là vào mùa đông lạnh, mưa rét, uống một cốc trà gừng khiến bạn “ấm từ trong ruột ấm ra”. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể uống được nước gừng và ăn gừng. Hãy xem bạn có nằm trong danh sách những người này không nhé.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng không nên uống trà gừng vì nó được coi là không tốt cho nội tiết tố giới tính của thai nhi và thậm chí có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh sớm. Nếu bạn dùng trà gừng trong những thời gian này thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên sản phụ khoa.
Người cao huyết áp
Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, gừng có tính ấm nên có nhiều tác dụng chữa các chứng bệnh do hàn. Không nên uống nước gừng khi có các biểu hiện cao huyết áp. Khi dùng gừng hay bất kỳ vị thuốc nào cũng cần lưu ý nguyên tắc “Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng”, tức hàn gặp hàn tất sẽ dẫn đến tử vong, nhiệt gặp nhiệt tất sẽ dẫn đến phát cuồng điên.
Người có cơ địa nhiệt hoặc hàn
Người có cơ địa thể hàn hoặc đang mắc các bệnh hàn tuyệt đối không dùng các vị thuốc có tính hàn, chẳng hạn đau bụng do cảm hàn tuyệt đối không dùng sâm. Người có cơ địa mang tính nhiệt hoặc khi mắc các chứng bệnh nhiệt nóng không dùng các vị thuốc có tính nhiệt như sốt nóng thì không dùng gừng.
Trường hợp khác
Ngoài ra, những trường hợp bị cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng. Người có cơ địa nhiệt táo, người âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm dạ dày, viêm gan, cao huyết áp, bệnh tim mạch thời kỳ tiến triển cũng thận trọng khi dùng và nên theo chỉ định của bác sĩ.
Uống bao nhiêu là đủ?
Sẽ rất tốt cho cơ thể nếu bạn uống 1 chén nhỏ trà gừng mỗi ngày. Ngược lại, nếu bạn uống quá nhiều loại trà này, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn.
Thông thường, một người khỏe mạnh có thể uống khoảng 1 – 2 tách trà gừng, tuy nhiên nếu bạn đang gặp những rắc rối sức khỏe nhất định như bệnh tiểu đường, bệnh tim, viêm loét dạ dày, bệnh viêm ruột, mang thai… thì trước tiên bạn phải tham khảo ý kiến một chuyên gia về sức khỏe và sau đó uống trà gừng theo hướng dẫn.
Trả lời