Bệnh nhân ung thư ăn kiêng thế nào để khỏi chết vì bị suy dinh dưỡng?
Các nghiên cứu cho thấy 30-50% bệnh ung thư có thể dự phòng được bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong dự phòng, hỗ trợ điều trị ung thư thông qua tác động đến các quá trình chuyển hoá của tế bào.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở Việt Nam rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng hơn.
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 115.000 bệnh nhân tử vong vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
Đây là điều đáng lo ngại nhiều bệnh nhân thiếu hiểu biết, do lo sợ bệnh ung thư phát triển hoặc tái phát còn ăn kiêng quá mức dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Các nghiên cứu cho thấy 30-50% bệnh ung thư có thể dự phòng được bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong dự phòng, hỗ trợ điều trị ung thư thông qua tác động đến các quá trình chuyển hoá của tế bào.
GS.TS Trần Văn Thuấn- Giám đốc Bệnh viện K cho hay, Việt Nam hiện có khoảng 300.000 người sống chung với ung thư. Con số thống kê ước tính mỗi năm cả nước có 165.000 ca mắc mới và có khoảng 115.000 ca tử vong/năm do bệnh ung thư. Con số này dự kiến tiếp tục gia tăng, do đó ung thư đang là mối đe dọa lớn đến sức khỏe của mỗi người.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng hơn.
Nghiên cứu sâu về vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, các nghiên cứu viên tại Khoa dinh dưỡng và tiết chế (Đại học Y Hà Nội) đã tiến hành đề tài nghiên cứu về “Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đường tiêu hóa sau 2 tháng điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.”
Kết quả của đề tài nghiên cứu cho thấy, có 59% đối tượng nghiên cứu có tình trạng tốt, 41% người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng ở mức vừa và nặng. Trong số người bệnh nguy cơ suy dinh dưỡng, có 18% người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng nặng và 23% người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng ở mức độ nhẹ và vừa.
Đặc biệt, người bệnh có tình trạng dinh dưỡng tốt có điểm đau thấp hơn người bệnh suy dinh dưỡng.
Nghiên cứu này cũng cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng của người bệnh ung thư đang ở mức khá cao cùng với đó là tình trạng mệt mỏi buồn nôn, nôn, đau, rối loạn giấc ngủ, mất cảm giác ăn ngon… cao hơn người bệnh suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đây là một số nhóm thực phẩm ăn uống người mắc bệnh ung thư cần kiêng kị, tuy nhiên cũng còn tùy vào từng cơ thể, từng dạng bệnh và từng thời điểm mà có chế độ ăn kiêng cho phù hợp:
Các thực phẩm chế biến sẵn: thịt đóng hộp, các đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, v.v…. đều không nên ăn.
Nhóm đồ uống có cồn, có ga: Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng.
Nhóm thủy hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm, gần nơi có thải chất thải công nghiệp: hạn chế ăn trai, ốc, hến do có thể chúng sống dưới bùn thì có nồng độ chì cao.
Thức ăn lên men: Các thử nghiệm trên động vật cho thấy chất lên men gây ung thư rất mạnh. Không nên dùng nhiều dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông.
Cà phê: Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, nhất là những trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ…
Thức ăn nướng: bị nghi ngờ là yếu tố gây ung thư. Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol – chất gây ung thư.
Trả lời