Bệnh vẩy nến là gì ?
Biểu hiện cụ thể của vẩy nến thường là những mảng màu đỏ, tróc vẩy ở bề mặt. Những mảng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là da đầu, cùi chỏ, đầu gối, vùng xương thiêng.
Bệnh vảy nến là một bệnh da mạn tính. Tuy không quá nguy hiểm với sức khỏe nhưng bệnh gây cảm giác xấu hổ nơi người bệnh vì những lớp bong tróc khó coi trên da. Vậy vẩy nến là gì và nó có tác hại ra sao?
1. Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến
Tỷ lệ mắc vẩy nên trên thế giới không qua nhiều, khoảng 1-2%.
Các tế bào da tăng trưởng nhanh hơn bình thường, do vậy không có đủ thời gian để các tế bào tróc ra, nên chúng xếp chồng chất lên nhau tạo thành những mảng da dầy, tróc vẩy hình thành bệnh vẩy nển.
Và các yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân gây bệnh hoặc làm bệnh trầm trọng hơn.
– Yếu tố di truyền: 40% các trường hợp bố mẹ bị mắc bệnh vẩy nến có di truyền sang con.
– Chấn thương: Vẩy nến có thể xuất hiện ở những da bị chấn thương thậm chí cả những vết trầy xước nhẹ.
– Nhiễm trùng: Nhiễm trùng đường hô hấp trên do liên cầu trùng như viêm họng, viêm amidan có thể gây khởi phát vẩy nến giọt (một dạng vẩy nến) hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh vẩy nến hiện mắc.
– Rối loạn hệ miễn dịch: Một số tế bào miễn dịch tác động vào biểu bì da, khiến các tế bào này nhanh chóng bị chết đi làm da bị vảy nễn.
– Thuốc: Bên cạnh đó, một số thuốc có thể gây khởi phát hoặc làm nặng thêm bệnh vẩy nến.
– Thời tiết: Thời tiết lạnh và khô dễ gây bùng phát bệnh vẩy nến. Đặc biệt. một số người thường bùng phát bệnh nặng hơn khi tiếp xúc với nắng.
– Rượu và thuốc lá: Rượu, thuốc lá các các chất kích thích làm nặng thêm bệnh vẩy nến.
– Stress: Trạng thái tâm lý cũng là 1 yếu tố nguy cơ gây bệnh: buồn phiền, lo lắng, giận dữ, stress thường dễ làm bùng phát và nặng thêm bệnh vẩy nến.
2. Biểu hiện của bệnh vảy nến
Biểu hiện cụ thể của vẩy nến thường là những mảng màu đỏ, tróc vẩy ở bề mặt. Những mảng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là da đầu, cùi chỏ, đầu gối, vùng xương thiêng.
Biểu hiện ngứa có thể xuất hiện ở một số người hoặc không. Những trường hợp nặng, người bệnh có thể xuất hiện nhiều mụn mủ hoặc đỏ da toàn bộ cơ thể. Ngoài tổn thương da, một số người có thể bị tổn thương móng chẳng hạn: móng đổi màu vàng nâu, móng dày hoặc hư toàn bộ móng.
Ảnh minh họa
3. Vẩy nến có lây được không?
Đó chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất.
Câu trả lời là vẩy nến không lây từ người này qua người khác và cũng không lây từ vị trí này sang vị trí khác trong cơ thể người bệnh.
Tuy nhiên, vẩy nến có tính di truyền, tức là 10% con mắc bệnh nếu bố hoặc mẹ bệnh, 40% con mắc bệnh nếu cả bố mẹ đều bệnh.
4. Vẩy nến nguy hiểm như thế nào?
Tuy không quá nguy hiểm nhưng vẩy nến cũng để lại nhưng biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe:
– Làm suy yếu sức khỏe làn da, nhiễm trùng da.
– Viêm khớp.
– Một số nghiên cứu gần đây cho thấy vẩy nến nặng là yếu tố nguy cơ đối với hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch.
5. Phương pháp điều trị vẩy nến
Vẩy nến hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Các biện pháp được đề xuất chỉ nhằm giảm triệu chứng và làm thuyên giảm bệnh như: dùng thuốc bôi ngoài da, quang trị liệu.
Tuy nhiên dù áp dụng phương pháp nào thì nguyên tắc quan trọng nhất bạn cần nhớ là phải tuân thủ nguyên tắc của bác sĩ. Việc áp dụng các biện pháp điều trị sai khoa học sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Đồng thời bệnh nhân vẩy nên cũng cần ghi nhớ những điều sau:
– Giữ vệ sinh da sạch sẽ.
– Tránh làm tổn thương da bằng việc gãi, cào, tác động mạnh vào da.
– Giữ tâm lý bình tĩnh, tránh lo lắng, giận dữ, xúc động mạnh.
– Không hút thuốc và uống rượu bia.
– Tái khám đúng hẹn.
Trả lời