Bí quyết giúp ngăn ngừa đột quỵ
Ở tuổi 20 đén 50, tuổi lao đông, có thể chưa xuất hiện một trong các bệnh kể trên, có cần nghĩ tới đột quỵ chưa? Phòng bệnh là giải pháp an toàn và phương pháp đơn giản và không khó thực hiện, đó là ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ.
Tai biến mạch máu não, còn gọi là đột quỵ, do cung cấp máu cho não đột ngột giảm hoặc ngưng do tổn thương từ mach máu não.
Oxy và chất dinh dưỡng cho tế bào não không được cung cấp, tế bào sẽ chết sau 4 – 10 phút.
Mạch máu não ngưng, giảm cung cấp máu thường do hai nguyên nhân trực tiếp gây ra. Hẹp lòng mach máu hay bít mạch máu như do cục máu đông (chiếm 80% – 85%) gây tổn thương tại não gọi là nhũn não. Vỡ mạch máu não, gây chảy máu gọi là xuất huyết não (15% – 20%).
Hàng năm, tại Mỹ có khoảng 800.000 người bị đột quỵ, 35% – 40% tử vong. Sau cơn đột quị, những di chứng còn lại trên từng cá nhân , việc chăm sóc người bệnh hàng ngày hết sức gian nan cho người thân.
Đột quỵ xảy ra cho người càng trẻ càng bất hạnh.
Người mắc bệnh nào có nguy cơ dẫn đến đột quỵ?
+ Cao huyết áp
+ Bệnh tim (rung nhĩ)
+ Đái tháo đường
+ Mỡ máu cao
+ Thuốc lá
+ Người cao tuổi
Vậy, đặt ra vấn đề gì khi đang mang bệnh kể trên và khi đang khỏe, trẻ?
Ở tuổi 20 đén 50, tuổi lao đông, có thể chưa xuất hiện một trong các bệnh kể trên, có cần nghĩ tới đột quỵ chưa? Phòng bệnh là giải pháp an toàn và phương pháp đơn giản và không khó thực hiện, đó là ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ.
+ Không làm việc quá sức: bao gồm sức lao động và thời gian lao động trong ngày và kéo dài
+ Sống với nhiều Stress (sang chấn tâm thần)
+ Trong môi trường ô nhiễm: tiếng ồn, không khí
+ Béo phì
+ Lạm dụng rượu bia
+ Ăn uống phải những chất không được dùng cho người
+ Thuốc lá
+ Ít vận động :có những nghề ít vận động hoặc lười vận động
Ngừa đột quỵ đối với người đang mắc phải một trong các bệnh kể trên (cao huyết áp…), bệnh phải được kiểm soát. Người bệnh kể cả người thân tránh chủ quan, thầy thuốc có trách nhiệm giúp người bệnh theo dõi và kiiểm soát.
Trả lời