Các bệnh thời tiết bay biến sau một đêm sử dụng lá mật gấu
Đặc biệt, lá cây có chứa nhiều carotene cân bằng quá trình tổng hợp các hormon sinh dục nữ và duy trì nồng độ estrogen giúp phụ nữ khỏe mạnh, kích thích khả năng sinh sản
Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y Dược TP HCM, cây mật gấu còn gọi là cây lá đắng được dùng trong các món ăn, nấu nước uống hay ngâm với rượu. Hoạt chất đắng trong cây là hỗn hợp của các hoạt chất sinh học gồm vitamin A, C, E, B1, B2, glycoside, saponin, alkaloid và tannin.
Lá cây mật gấu giúp kiểm soát đường huyết ổn định nhờ hợp chất đắng trong lá, tốt cho người bệnh đái tháo đường và thay thế cho quinin để chữa sốt rét. Chất xanthones, acid phenolic giúp hạ sốt và điều trị cảm lạnh. Các bệnh qua đường tình dục như bệnh lậu được điều trị tốt hơn nhờ trong lá có nhiều chất chống oxy hóa. Ngoài ra, lá cây này còn giúp người dùng chữa táo bón, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tả lỵ.
Lá cây mật gấu có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, được dùng trong các món ăn hay nấu nước uống.
“Nhai một lá trước khi đi ngủ vào ban đêm và sáng sớm sẽ thấy giảm các triệu chứng ho, chữa đau họng, trừ đờm. Đặc biệt, lá cây có chứa nhiều carotene cân bằng quá trình tổng hợp các hormon sinh dục nữ và duy trì nồng độ estrogen giúp phụ nữ khỏe mạnh, kích thích khả năng sinh sản”, dược sĩ Phụng nói.
Ngoài lá, thân cây mật gấu cũng có tác dụng trị xương khớp được dùng theo cách sau:
Cây mật gấu rửa sạch đem thái nhỏ đem phơi khô. Sau đó, dùng thân cây này ngâm rượu và chờ đến khi rượu chuyển màu vàng. Người dùng uống một lượng nhỏ rượu ngâm này để điều trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp…
Dược sĩ Phụng khuyến cáo phụ nữ đang mang thai không nên dùng lá cây mật gấu. Ngoài ra, người có một hoặc nhiều hơn những bệnh kể trên vẫn cần đi khám và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Việc sử dụng cây mật gấu chỉ như một liệu pháp dự phòng hoặc hỗ trợ điều trị với sự đồng ý của bác sĩ.
Trả lời