Các tác dụng của thuốc chống táo bón

Các thuốc chống táo bón tác động lên nhiều yếu tố khác nhau như làm thay đổi tính chất của phân, làm tăng thêm khối lượng hoặc làm thay đổi độ đặc, tác động lên nhu động ruột, tác động lên phản xạ đi đại tiện…

tac-dung-phu-cua-thuoc
Chất xơ và chất nhày

Các thuốc này có tác dụng làm tăng thể tích phân và ngấm nước.

– Chất xơ trong thức ăn có tác dụng hút nước làm gia tăng khối lượng phân và sức vận chuyển của ruột. Các chất này bị các khuẩn ruột giáng hóa tạo ra các acid béo bay hơi như acetat, propionat… các acid này có tác dụng nhuận tràng. Từng loại sợi thức ăn có tác dụng nhuận tràng khác nhau, như cám mì cho lượng phân tăng lên 127%, cải bắp làm tăng 69%, cà rốt 59%… Bột cám có tác dụng hơn cả, khi sử dụng phải cho liều tăng dần đồng thời uống nhiều nước và dùng dài ngày.

– Chất nhày có nhiều chuỗi dài hydrat các bon có tác dụng hút nước rất mạnh, không tiêu.

+ Chất nhày lấy từ tảo biển có pH trung tính làm cho phân thuần nhất.

+ Chất nhày dạng gôm như sterculia, karaya, guar có pH 5,4 chống hiện tượng thối rữa, cũng có thể lên men và sinh nhiều hơi.

Các sợi thức ăn và chất nhày dùng để trị các chứng táo bón vô căn. Chống chỉ định trong các trường hợp nghi tắc ruột cơ học, loét hành tá tràng, cắt đoạn dạ dày.

Thuốc nhuận tràng và làm mềm phân

Dầu thực vật (như dầu ôliu) uống lúc đói có tác dụng chủ yếu là nhuận mật, liều có tác dụng là 30 – 50g/ngày.

Dầu vaselin hoặc paraphin có tác dụng xổ cơ học bằng cách ngăn chặn sự hấp thu nước. Tác dụng sau 6-8 giờ, trong táo bón mạn tính cần dùng kéo dài, thuốc dung nạp tốt và rất ít hấp thu. Trong trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, không dùng thuốc này trước khi đi ngủ để phòng dịch trào ngược vào đường hô hấp.

Dùng phối hợp các loại dầu này với cám thường đem lại hiệu quả cao hơn.

Các thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Mục đích làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo theo nước vào trong lòng ruột từ đó làm tăng lượng nước trong phân giúp bài tiết và tống xuất phân ra ngoài.

– Một số thuốc muối như magansi, sulphat, phosphat còn có thể được dùng, tuy nhiên chống chỉ định ở bệnh nhân suy tim và suy thận.

– Các polyalcon như lactuse, lactitol, lactulose dùng với liều 15 – 45ml/ ngày. Tác dụng phụ là gây trướng bụng đôi khi đau bụng nhiều.

– Macrogol (biệt dược forlax, fortrans) là một hợp chất polymer của polyethylen glycol có trọng lượng phân tử cao nên không hấp thu được, thường dùng để chuẩn bị soi đại tràng bằng cách cho uống với 2-3 lít nước, ngoài ra cũng được sử dụng trong điều trị táo bón mạn tính. Thuốc chống chỉ định ở các bệnh nhân viêm loét đại trực tràng, tắc ruột, ung thư trực tràng, mất nước, suy tim.

Các thuốc nhuận tràng kích thích nhu động ruột

Đó là các acid ricinoleic, acid mật, dẫn xuất diphenylmethan, tác dụng qua nhiều cơ chế khác nhau như ức chế không cạnh tranh với các men ruột đặc biệt là natri, kali ATPase làm gia tăng AMP vòng, gia tăng tính thấm tế bào, giảm hấp thu nước và tăng tiết dịch trong lòng đại tràng. Các thuốc này không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

– Phenolphtalein: gây đại tiện sau 6-8 giờ, làm rối loạn hấp thu nước ở tiểu tràng và đại tràng.

– Bisacodyl gây ra chuyển động đại tràng và gây tiết dịch đại tràng bằng cách tác động trực tiếp lên niêm mạc đại tràng. Dung nạp tốt, có thể dùng từng đợt ngắn.

– Nhóm anthraquinolic có các sản phẩm tự nhiên là các aglycol của các cây cascara, rhubarbe… Những thuốc xổ thực vật này không hấp thu ở ruột non, chúng chỉ hoạt động khi đến đại tràng, gia tăng sự tống phân bằng cách kích thích tiết prostaglandin nội sinh, tuy nhiên thuốc bị phân hủy bởi các vi khuẩn ở đại tràng nên các thuốc này mất tác dụng khi dùng kháng sinh diệt vi khuẩn chí ở ruột. Các thuốc này có thể dùng đơn độc hay phối hợp.

Thuốc nhuận tràng tác dụng tại chỗ

Các thuốc này làm phóng thích khoảng 50-100ml dịch trong lòng trực tràng và gây kích thích phản xạ đại tiện.

Thuốc đạn glycerin có tác dụng tăng thẩm thấu thường được dùng phổ biến nhất là eductyl có tác dụng làm tăng giãn cục bộ, có nhiều kết quả và dung nạp tốt.

Thuốc đạn có bysacodyl có tác dụng sinh nhu động nên không dùng kéo dài.

Ngoài ra còn có thể sử dụng thụt tháo với các chất nhày hoặc thụt tháo vi lượng, thường hay dùng để chuẩn bị nội soi đại trực tràng, hoặc cho táo bón khi nằm lâu để làm mềm phân, tuy nhiên không được dùng kéo dài.

Một số thuốc có thể sử dụng trong tương lai

Đó là các chất đồng vận của thụ thể 5 – HT4 serotonin có tác dụng trên vận động đại tràng. Erythromycin cũng được xem là một chất vận động đại tràng.

Các chất đối kháng của CCK, chất loxiglumid cũng có tác dụng trên đại tràng bằng cách gia tốc thời gian vận chuyển đại tràng.

Misoprostol (biệt dược cytotec, alsoben) liều 600-2.400mg được dùng cho các trường hợp táo bón trơ với điều trị, tuy nhiên tác dụng phụ là gây đau bụng.

Trong trường hợp táo bón do co thắt nghịch thường cơ vòng hậu môn có thể tiêm độc tố botulism vào hậu môn.

Trong trường hợp táo bón do tăng trương lực cơ hậu môn có thể nhét nitroglycerin vào hậu môn để giảm áp lực kênh hậu môn trên.

Nếu để tình trạng táo bón kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như bị trĩ, sa niêm mạc trực tràng… Tốt nhất là nên đi để được tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng tránh tình trạng lạm dụng thuốc nhuận tràng.

(Theo & Đời sống)

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online