Cách chữa đau khớp khi mang thai cho bà bầu
Ngày nay phần lớn thai phụ đều làm việc cho đến những tháng cuối của thai kỳ. Nếu nhu cầu công việc của bạn cần phải đứng hay ngồi nhiều trong một thời gian dài thì sẽ gây nên hiện tượng đau lưng, đầu gối và mắt cá chân.
Cảm giác cứng khớp, đau âm ỉ ở những là triệu chứng thường gặp ở những người phụ nữ đang mang thai. Những bệnh khớp thường gặp ở thời kỳ này là đau vai, cánh tay, bàn tay, các ngón tay, đau lưng, và trong đó có đau nhức đầu gối.
1/ Lý do dẫn đến đau khớp
– Do tăng cân: Đây là điều khiến cho khớp nhanh bị tổn thương. Thai nhi càng phát triển, cơ thể người mẹ càng bị kéo về phía trước. Bởi vậy, các thai phụ có xu hướng mỏi khớp lưng. Ngoài ra, thai nhi đè lên khung xương chậu làm cho họ thấy đau khớp háng, khớp chậu và đi lại khó khăn hơn. Bên cạnh yếu tố tăng cân, tình trạng ứ dịch trong cơ thể cũng có thể tăng áp lực cho cổ tay, gây ra hiện tượng đau và thường cảm thấy tê ở cổ tay và bàn tay.
– Việc thay đổi nội tiết tố cũng là một yếu tố khiến cho dây chằng của các khớp vùng khung xương chậu giãn thêm làm cho các khớp này đau nhức mỗi lần đi lại.
2/Vì sao bị đau khớp khi mang thai?
a/ Yếu tố nghề nghiệp
Ngày nay phần lớn thai phụ đều làm việc cho đến những tháng cuối của thai kỳ. Nếu nhu cầu công việc của bạn cần phải đứng hay ngồi nhiều trong một thời gian dài thì sẽ gây nên hiện tượng đau lưng, đầu gối và mắt cá chân.
b/ Vị trí ngủ
Những nguyên nhân không liên quan đến những biến đổi vật lý khi có bầu như vị trí ngủ của bạn cũng vô tình khiến bạn bị đau khớp. Theo các chuyên gia, có rất nhiều thai phụ thức dậy với bàn tay và bàn chân bị tê hết các ngón cùng với đó là các cơn đau và tê ở vùng hông.
c/ Lên cân
Tăng cân trong thời gian mang thai là lý do thường gặp nhất cho đau khớp. Điều này gây đau ở hông, đầu gối và mắt cá chân. Đặc biệt đau khớp thường xuất hiện chính trong lần mang thai đầu tiên.
d/ Mắc bệnh suy tuyến giáp
Có một tỷ lệ rất hiếm thai phụ bị đau khớp vì những biểu hiện của bệnh suy tuyến giáp. Mặc dù vậy căn bệnh này có thể được phát hiện vào trong giai đoạn sớm của thai kỳ để điều trị hiệu quả, bệnh sẽ không gây nên biến chứng đến cả mẹ và con.
e/ Thay đổi nội tiết tố
Trong khi có bầu, kích thích tố được giải phóng để thư giãn các dây chằng xương chậu. Việc thay đổi này sẽ tháo lỏng những khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống làm cho thai phụ cảm thấy kém ổn định hơn và gây đau khi di chuyển, đứng hay ngồi trong một thời gian dài.
3/ Làm sao để làm giảm cơn đau khớp cho bà bầu
Thai phụ khi bị đau khớp cần ngồi kiểu nửa nằm nửa ngồi. Với tư thế này thai nhi không trực tiếp đè lên khung chậu nên người mẹ sẽ thấy bớt đau khớp háng. Để giảm đau lưng lúc ngủ, thai phụ cần nằm nghiêng, kê một lớp chăn mỏng hoặc gối êm xuống dưới lưng.
Thai phụ nên tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Đối với những người có công việc đòi hỏi phải ngồi lâu thì tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng, chọn ghế ngồi phải có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng.
Mẹ bầu nên dùng quần áo thoáng rộng dễ mặc, giày đế bằng, vừa chân, không nên đi giày chật… Thai phụ cần giữ ấm cơ thể và vùng lưng. Tắm nước ấm cũng là một phương pháp để bà bầu giảm bớt cơn đau nhức, mỏi mệt, khó chịu.
Trả lời