Cách để phòng bệnh chân tay lạnh hiệu quả
Nên thường xuyên tập thể dục buổi sáng như chạy bộ, đánh cầu lông…giúp cơ thể nóng lên, điều tiết tuần hoàn. Những khi cơ thể quá lạnh, đừng lười, hãy đứng lên vận động cơ thể. Bạn cũng không nên ngồi quá lâu, điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu của cơ thể bạn.
Tay chân lạnh là tình trạng bệnh nhân luôn cảm thấy tay, chân lạnh buốt, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết. Cần lưu ý rằng, tay chân lạnh cũng là một trong những biểu hiện của một số bệnh thường gặp.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh chân tay lạnh
Bệnh chân tay lạnh có thể do hệ tuần hoàn trong cơ thể bị “trục trặc”: Khả năng hoạt động của tim cũng giảm đi đáng kể. Quá trình lưu thông máu trong cơ thể không được duy trì ổn định. Lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ.
Ngoài ra, những người mắc bệnh thiếu máu cũng mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Biểu hiện rõ nhất là gan bàn chân, tay luôn ở trong trạng thái lạnh ngắt cho dù là trời nóng hay lạnh.
Bệnh chân tay lạnh khiến bạn có cảm giác tê cóng, mặc dù đã đi nhiều lớp tất hoặc đã đắp chăn kín.
Nhiệt độ ngoài trời hạ thấp làm các thành mạch co lại. Khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch. Khả năng hoạt động của gan và thận cũng bị ảnh hưởng. Lượng máu lưu thông không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Chân tay sẽ lạnh và luôn có màu nhợt nhạt.
Sự thay đổi các hoocmôn, đặc biệt là các hoocmôn sinh sản cũng gây nên bệnh chân tay lạnh: Chính vì vậy mà nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới. Cơ thể nữ giới vào kỳ kinh nguyệt bị mất một lượng máu khá lớn khiến nhiệt độ cơ thể có thể giảm đi đôi chút.
Những người có tiền sử mắc các bệnh như: tim mạch, viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu thường bị chân tay lạnh. Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể làm chứng bệnh này thêm nặng.
Cách phòng ngừa bệnh chân tay lạnh
Một chế độ ăn uống và vận động hợp lý sẽ giúp bàn tay (chân) luôn ấm áp.
Mùa đông, bạn nên ăn những thực phẩm chứa nhiều calo và chất béo để giúp cơ thể sản sinh nhiệt lượng nhiều hơn. Bạn nên bổ sung những thực phẩm nóng như: thịt bò, thị dê hoặc thịt chó. Hạn chế ăn hoa quả mang tính lạnh ví dụ như lê, mã thầy …
Bạn có thể tham khảo món bí đỏ nấu chao. Bí đỏ cũng như các loại rau quả màu vàng khác giàu vitamin A, có tác dụng giúp thúc đẩy chu trình trao đổi chất, bổ khí huyết, tăng cường khả năng chịu lạnh. Nguyên liệu gồm 1,2 kg bí đỏ, chao (đậu hũ thối), tỏi, ớt, tiêu. Bạn lấy bí đỏ gọt vỏ, cắt làm 4 miếng. Cho bí cùng ít muối và một ly nước vào nồi đun đến khi bí chín mềm. Cho dầu vào chảo đun nóng, thêm chao, tỏi, ớt, nước tương, đường và nước. Đảo đều đến khi có mùi thơm thì cho bột mì đã hòa tan với nước lạnh vào, đảo cho chín rồi tắt bếp.
Nên thường xuyên tập thể dục buổi sáng như chạy bộ, đánh cầu lông…giúp cơ thể nóng lên, điều tiết tuần hoàn. Những khi cơ thể quá lạnh, đừng lười, hãy đứng lên vận động cơ thể. Bạn cũng không nên ngồi quá lâu, điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu của cơ thể bạn.
Trả lời