Cách điều trị cảm cúm hiệu quả tránh tái phát
Cháu rất hay bị cảm cúm. Lúc đầu chỉ là các triệu chứng như nghẹt mũi, nhức đầu… nhưng sau đó trở nên rất nặng, nhất là viêm mũi họng kéo dài, rất mệt ảnh hưởng đến việc học tập. Xin bác sĩ tư vấn cách điều trị cảm cúm thế nào cho hiệu quả? Làm thế nào để không bị cảm cúm?
Cháu rất hay bị cảm cúm. Lúc đầu chỉ là các triệu chứng như nghẹt mũi, nhức đầu… nhưng sau đó trở nên rất nặng, nhất là viêm mũi họng kéo dài, rất mệt ảnh hưởng đến việc học tập. Xin bác sĩ tư vấn cách điều trị cảm cúm thế nào cho hiệu quả? Làm thế nào để không bị cảm cúm?
Hoàng Thủy Tiên(Hải Phòng)
Cảm cúm là bệnh của đường hô hấp trên, thường có các triệu chứng rõ nhất là chảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, nhức mình mẩy… Bệnh tuy nhẹ nhưng có thể gây nhiều phiền toái trong quá trình diễn tiến. Bên cạnh đó, chảy mũi cũng là cơ hội để các virut, vi khuẩn phát tán từ người bệnh sang những người xung quanh. Nếu không chữa trị kịp thời, cảm cúm có thể gây những biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp, viêm phế quản – phổi.
Cảm cúm vốn là bệnh dễ trị nếu chúng ta đặt trọng tâm là điều trị triệu chứng. Có thể dùng thuốc nhỏ hoặc xịt mũi có thành phần phenylephedrine hydrochloride (gọi tắt là PE) có tác dụng co mạch, chống sung huyết mũi, giảm chảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Để giảm đau đầu, đau nhức mình mẩy thì dùng thuốc chứa hoạt chất paracetamol có tác dụng giảm đau nhanh nhằm giúp người bệnh tỉnh táo hơn khi làm việc, học tập. Khi gặp cảm cúm với triệu chứng nặng hơn, cháu nên dùng thêm noscapine để trị ho, terpine hydrate giúp làm loãng đờm và vitamin C để tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể mau bình phục.
Trong trường hợp các triệu chứng vẫn diễn tiến kéo dài, chảy mũi không dứt, lại thấy sốt cao, mệt mỏi nhiều… thì cần đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
BS. Lưu Thiện Bích
Theo SKDS
Trả lời