Cách điều trị khi bị nhiệt miệng
Nhưng nếu dùng thường xuyên để điều trị hoặc lạm dụng các loại thuốc thì cũng có thể gây ra các triệu chứng nhiệt miệng, nổi mẩn ngứa, bức bối trong cơ thể.
Nóng trong người (nội nhiệt) xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức khuya thường xuyên, đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá….
Để chữa khỏi bệnh nóng trong người cần phải có chể độ ăn uống, sinh hoạt khoa học sẽ giúp cải thiện hiện tượng nóng trong người.
Người bị nóng trong người thường có biểu hiện khô táo, khát nước nhiều, bứt rứt, khó ngủ, tiểu tiện khó khăn, tiểu ít, da khô nóng, môi khô nứt nẻ, tiểu tiện ra máu, nước tiểu vàng, nổi mụn nhọt, nhức đầu, choáng váng, mẩn ngứa, dễ bị dị ứng. Trẻ em nổi ban đỏ, chảy máu cam,…
1. Nguyên nhân gây ra bệnh nóng trong người
a. Nóng trong người do thức đêm thường xuyên
Thức khuya thường xuyên sẽ dẫn đến thiếu ngủ, giảm trí nhớ trong công việc và học tập. Ngày nay với sự phát triển của internet, công nghệ thông tin, các trò chơi điện tử và mạng xã hội làm cho mọi người đam mê và thường thức khuya nhiều hơn. Nếu mà thức đêm thường xuyên sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sinh nhiệt từ bên trong và làm cho sức khỏe yếu dần.
b. Nóng trong người do hút thuốc lá
Hút thuốc là là một thói quen thường gặp ở những người trẻ tuổi. Trong khói thuốc có rất nhiều hóa chất độc có thể gây nghiện và ung thư. Hút thuốc nhiều làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80% chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẹn mãn tính, các bệnh tim gây suy thoái giống nòi làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.
c. Nóng trong người do lạm dụng thuốc tây
Các loại thuốc tây, đặc biệt là các loại kháng sinh đều được bào chế từ các loại hóa chất hoặc chiết xuất từ các loại độc tố của vi khuẩn để giúp cơ thể tăng sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe.
Nhưng nếu dùng thường xuyên để điều trị hoặc lạm dụng các loại thuốc thì cũng có thể gây ra các triệu chứng nhiệt miệng, nổi mẩn ngứa, bức bối trong cơ thể.
Vì vậy, cần dùng đúng liều theo chỉ định của bác sĩ và không tự mua tự uống khi không biết rõ bệnh của mình.
d. Nóng trong người do uống rượu bia
Theo khảo sát của Hội Gan Mật Việt Nam, trên 30% số người uống rượu bia thường xuyên bị gan nhiễm mỡ, có nguy cơ mắc viêm gan nặng và tử vong.
Uống rượu bia nhiều không chỉ khiến chức năng gan bị tổn thương, gây ra nóng trong người, tình trạng háo nước và tổn hại về sức khỏe, tinh thần rất lớn mà còn có thể gây nên nhiều hậu quả khác như tai nạn giao thông, không kiểm soát được hành vi.
e. Nóng trong người do nóng giận vô cơ
Nóng giận là trạng thái mất bình tĩnh do bực bội khó chịu gây nên và thường khiến chúng ta phải đưa ra những phản ứng mạnh.
Đôi khi, chúng ta thường hay có những cơn giận dữ vô cớ bởi những điều nhỏ nhặt không đáng có và đó cũng là nguyên nhân làm tổn thương nhiều mối quan hệ.
Để kiểm soát điều này và tránh gây nong trong nguoi, mỗi khi bước vào tình trạng căng thẳng, bạn thử nghĩ xem điều mà bạn đang giận dữ có đáng không? Lời khuyên ở đây là nên bình tĩnh trước mọi tình huống và giải quyết mâu thuẫn một cách ôn hoà.
2. Hậu quả của bệnh nóng trong người
– Nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, làm dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa.
– Nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ thâm nhập phần huyết (gây chứng huyết nhiệt) có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch.
– Thiếu tân dịch, mất nước quá nhiều còn có thể dẫn đến tiểu ít, rối loạn chất điện giải, urê huyết cao gây co giật, hôn mê, nặng nhất là nhiễm độc thần kinh có thể gây tử vong.
3. Cách chữa bệnh nóng trong người
– Muốn hết nóng trong người cần phải thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết bằng chế độ ăn uống, hay dùng những bài thuốc.
Y học cổ truyền chữa nóng trong người thường dùng bài thuốc bổ thận âm rất hiệu quả, đó là bài gồm các vị thuốc:
Thục địa, hoài sơn (mỗi vị 16g), sơn tra, phục linh (mỗi loại 12g), đan bì, trạch tả (mỗi vị 10g).
Sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng sau khi ăn 30 phút.
Thường dùng mỗi đợt 10 ngày.
– Bên cạnh việc dùng thuốc, ăn uống đúng cách cũng sẽ giúp chữa trị tình trạng này. Hằng ngày phải tăng cường ăn các loại rau quả có tính mát như: rau mồng tơi, dâu tươi, dưa chuột, bí đao, mướp đắng (khổ qua), cà chua, rau. và uống đủ bình quân 2 lít nước mỗi ngày.
– Khi bị nóng trong người nên dùng các cách sau: uống nước dừa tươi với rau má (xay nhuyễn), nấu đậu xanh thật nhừ bỏ thêm chút đường cho dễ ăn, pha bột sắn dây với nước uống nhiều lần trong ngày, làm mát cơ thể bằng cách tắm sơ sơ nhiều lần trong ngày.
– Cần hạn chế các loại thực phẩm có tính cay nóng, kích thích như tiêu, ớt, rượu bia, nước chè đặc, cà phê…
Bên cạnh đó cũng cần có chế độ sinh hoạt điều độ không thức quá khuya, tránh căng thẳng, stress; năng vận động cơ thể.
Theo songkhoeplus
Trả lời