Cách phòng tránh dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc vào các thời điểm giao mùa. Các triệu chứng xuất hiện điển hình : nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt…Các biểu hiện của dị ứng thời tiết thường chỉ điều trị tạm thời và hầu như không thể dứt điểm. Dưới đây là một số tác động để chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng trong các dịp thời tiết giao mùa như thế này.
7 cách phòng ngừa dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết có thể do cơ địa của từng người, triệu chứng xảy ra trên mỗi người cũng không giống nhau. Để bảo vệ mình trước các nguy cơ của dị ứng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
1. Bổ sung axit folic
Axit folic còn được gọi là vitamin B9, là một loại vitamin cần thiết cho dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể người, giúp tổng hợp AND. Nếu cơ thể được bổ sung axit folic ở mức cao thường ít bị dị ứng nhờ khả năng điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch.
Axit folic có nhiều trong rau lá xanh như súp lơ xanh, cải làn, trong các loại hạt như đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen, và các loại hoa quả và nước hoa thuộc họ cam quýt. Đặc biêt axit folic còn có nhiều trong gan gia súc và gia cầm. Nhiều thông tin cho rằng, mỗi ngày cơ thể chúng ta cần được cung cấp khoảng 180 – 200mcg/ngày.
2. Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát
Chúng ta nên lập cho mình một kế hoạch phù hợp để mỗi tuần một lần, lau nhà với nước lau nhà với tinh chất Hypoallergenic không tạo ra dị ứng. Có thể dọn dẹp giường chiếu với nước nóng để diệt lông sâu bọ và phấn hoa. Nếu cần có thể sử dụng máy hút bụi dọn sạch lại căn phòng để chắc chắn bụi và phấn hoa đã được loại bỏ hoàn toàn.
3. Tránh tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc
Phấn hoa và nấm mốc là 2 yếu tố nguy cơ cao dễ gây ra hiện tượng dị ứng, Bạn cần tính chu kỳ ra hoa để đóng cửa sổ kịp thời và bật điều hòa không khí để kiểm soát chất gây dị ứng, không để nó tăng vọt trong môi trường sống của bạn.
Vào thời điểm hoa nở rộ, những ngày gió lượng phấn hoa có trong không khí thường cao, sau những ngày mưa nấm mốc cũng thường xuất hiện nhiều, vậy nên bạn muốn chạy bộ cũng không nên chạy bộ trong công viên mà thay vào đó là đến phòng tập thể dục.
4. Kiểm tra giày dép trước khi sử dụng
Làm như vậy để tránh giày dép có thể bị dính phấn hoa, cỏ, nấm mốc và một số chất gây dị ứng khác khi đi lại, do đó cần kiểm tra và vệ sinh giày dép tại cửa, trước khi vào nhà.
5. Vệ sinh thú cưng
Một số người có sở thích chơi cùng thú cưng, có thể chúng rất dễ thương và đáng yêu nhưng cũng là nơi chứa nhiều chất gây dị ứng nhất. Bạn rất dễ hít phải lông thú khi ôm, vuốt ve, và đùa nghịch với chúng. Vì thế, sau khi đi dạo hoặc chơi ở sau, hãy vệ sinh bộ lông và toàn bộ bộ cơ thể bằng khăn ẩm trước khi cho thú cưng vào nhà. Bạn sẽ vừa giữ được sức khỏe cho bản thân, vừa giữ gìn sức khỏe cho chính chú cún yêu của mình.
6. Đi dạo lúc hoàng hôn
Tại sao không phải là buổi sáng bởi vì buổi sáng độ ẩm thường cao khiến nấm mốc dễ sinh sôi còn đầu giờ chiều thì nhiệt độ có thể khiến các bông hoa đua nhau nở và phát tán nhiều phần hoa. Vì thế, tốt nhất bạn nên đi dạo vào thời điểm lúc hoàng hôn, ít phấn hoa và nấm mốc nhất.
7. Tránh một số gia vị
Một số gia vị mà người có tiền sử bị dị ứng cần phải hạn chế đó là mù tạt và ớt cay. Ngoài ra, củ nghệ tươi cũng có thể gây cảm giác ngột ngạt, khó thở, đặc biệt là những người viêm xoang. Vậy nên, nếu không phải là trường hợp quá cần thiết thì bạn cũng nên hạn chế các loại thực phẩm này.
Các axit béo omega-3 trong cá hồi, cá mòi, cá trích, cá tuyết và cá thu cũng có thể chống viêm nhiễm, dị ứng khiến bạn dễ thở hơn rất nhiều.
Mẹo nhỏ mách bạn khi bị dị ứng
Dùng bột khoai tây đắp lên vùng da bị dị ứng. Bạn có thể dùng 4 thìa bột khoai tây để thoa lên vùng da bị dị ứng và nên để cho bột khoai tây lưu lại trên da trong vòng 20 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi các triệu chứng dị ứng thuyên giảm.
Uống nước chanh mật ong buổi sáng. Chỉ cần dùng một quả chanh và vắt lấy nước, pha lẫn với 1 cốc nước ấm. Sau đó cho thêm 1 chút mật ong vào trong nước chanh, uống khi buổi sáng sớm mới thức dậy. Thực hiện đều đặn trong một vài tháng, cách làm này giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Uống nước cà rốt hay nước cà rốt củ cải đường. Bạn có thể dùng 500 ml nước cà rốt hay pha trộn nước cà rốt với nước củ cải đường và nước dưa chuột. Đây là một phương pháp chữa trị hiệu quả với các chứng bệnh dị ứng.
Mật ong: Mật ong có tác dụng giúp cơ thể chỗng nhiễm khuẩn, an thần,các bệnh về đường hô hấp, ho, viêm thanh quản nên cũng rất tốt cho người bị dị ứng.
Uống trà xanh mỗi ngày. Có thể cho thêm chút mật ong sẽ giảm các triệu chứng dị ứng rất tốt đấy.
Uống một cốc nước lọc có pha thêm khoảng 2 thìa dấm rượu táo.
Lưu ý: Cũng cần lưu ý thêm rằng, trong quá trình điều trị, nên tránh hút thuốc và sử dụng các loại đồ uống có cồn.
Theo 3tpharma
Trả lời