Cách phòng và trị bệnh táo bón
Uống nhiều nước, ăn nhiều chuối, mật ong, sữa chua là những liệu pháp trị táo bón không hoàn toàn là chính xác như bạn vẫn nghĩ.
1. Ăn nhiều chuối không hề có tác dụng lớn trong việc điều trị táo bón
Chuối trị táo bón là quan niệm được mọi người thừa nhận từ xưa đến nay, lý do chủ yếu là trong chuối chứa nhiều hàm lượng chất xơ thực vật và glucoze thuộc tính trái cây, hai nguyên tố này có tác dụng làm thông đại tiện. Tuy nhiên, hai chất này trong chuối thực chất cũng không hơn không kém so với một số loại quả khác và không hề có tác dụng lớn trong điều trị táo bón mà nhiều người vẫn tin tưởng.
Do chuối không phải là “độc tôn” trong bảng xếp hạng thực phẩm giàu chất xơ thực vật và glucoze, vì vậy, nếu chỉ ăn duy nhất một loại trái cây này với số lượng quá nhiều còn có thể gây tác dụng ngược, bất lợi cho sức khỏe.
Trước hết là chuối có tính hàn, trong khi tỳ vị ở trẻ em còn yếu nên ăn nhiều là điều kiêng kị. Tiếp theo không phải cứ ăn càng nhiều chất xơ thực vật là càng có lợi cho việc làm giảm táo bón, dung nạp quá nhiều chất này thậm chí có thể gây chướng bụng và đau bụng.
2. Sữa chua chỉ có thể hỗ trợ tiêu hóa mà thôi
Rất nhiều thông tin cho rằng sữa chua có thể trị táo bón, do trong sữa chua có chứa vi sinh có lợi, thúc đẩy nhu động dạ dày và làm thông việc đại tiện.
Thực tế, lợi khuẩn BB12 trong sữa chua xác thực là có ích cho việc điều tiết dạ dày, đường ruột, song, hàm lượng sinh khuẩn có lợi trong đây rất ít, thông thường chỉ khoảng 2-5%. Do đó, ăn hay uống nhiều sữa chua căn bản là không đạt đến hiệu quả trị táo bón mà chỉ hỗ trợ nhiều cho tiêu hóa mà thôi.
Ngoài ra, sữa chua thuộc thực phẩm lạnh. Nếu lấy từ tủ lạnh ra thì phải để cho đến nhiệt độ bình thường mới nên cho trẻ ăn để tránh ảnh hưởng dạ dày non nớt của trẻ. Những trẻ chưa đến 1 tuổi thì không nên ăn, trẻ dưới 3 tuổi cũng chỉ nên ăn một lượng thích hợp.
3. Ăn táo chín hay sống sẽ có hiệu quả điều trị táo bón khác nhau
Táo chứa nhiều chất xơ thực vật hơn cả chuối, nó có thể kích thích đường ruột và hỗ trợ đại tiện. Chất keo thực vật trong táo chưa quả xử lý nhiệt có tác dụng làm mềm hóa phân, làm giảm táo bón.
Tuy nhiên, một số chị em cảm thấy ăn táo tươi khó tiêu nên đã đem táo nấu chín (chế biến cùng các món ăn). Cách làm này vô tình khiến chất keo thực vật vốn có thể điều trị táo bón bỗng chốc trở thành thành phần có công hiệu trị tiêu chảy.
Thêm vào trong táo còn có tannin, nó khiến thành phần nước trong phân giảm đi. Do đó, ăn táo nấu chín không những không làm giảm táo bón mà còn làm tình trạng tăng nặng hơn.
4. Uống mật ong không hoàn toàn trị được táo bón
Một số chị em cho rằng khi trẻ táo bón nên uống nước mật ong vì sẽ có tác dụng nhuận tràng, giảm táo bón. Thực tế, tuy mật ong đúng là nhuận tràng nhưng không phải ai cũng thích hợp dùng, đặc biệt là trẻ em thì càng nên thận trọng.
Ngoài ra, do mật ong tính nóng nên nếu dùng quá nhiều ngược lại còn có thể khiến phân trở nên càng khô, cứng hơn, chứ chưa hẳn có tác dụng trị táo bón.
Trả lời