Cách xử lý khi bị trật khớp
Trật khớp chia ra các mức độ nặng nhẹ khác nhau, chấn thương nhẹ là khi dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, chấn thương nặng khi dây chằng bị rách một phần hoặc bị đứt hoàn toàn.
Trật khớp hầu như là bệnh lí gần như ai cũng đã từng mắc phải trong đời. Trong đó trật khớp chân là tai nạn phổ biến nhất mà bạn thường thấy, đọc thêm để biết cách sơ cứu tại chỗ khi gặp trường hợp này nhé.
Nếu khi bị trật khớp mà không có cách xử lí kịp thời nó sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng có thể là bị thương tật suốt đời. Bệnh thường gặp phải là do các chấn thương mạnh, chơi các môn thể thao như đá bóng, bóng chuyền…. Các chấn thương làm cho các đầu xương bị trật ra khỏi vị trí bình thường ban đầu. làm biến dạng và mất khả năng vận động tạm thời khi đó, gây đau đớn một cách dữ dội. Vì vậy không nên chủ quan khi bị trật khớp mà hãy tìm cho mình những thao tác sơ cứu bước đầu để khi rơi vào trường bản thân hoặc người khác bị trật khớp còn biết cách xử lý.
Trật khớp – nguyên nhân và cách sơ cứu tại chỗ
Nguyên nhân gây trật khớp
Trật khớp thường xảy ra khi cử động mạnh, đột ngột hoặc làm một động tác lặp đi lặp lại thường xuyên với cường độ cao như: Chơi thể thao, bị trượt ngã, tai nạn, phụ nữ đi giày cao gót… từ đó dẫn đến tổn thương mô mềm, bao khớp, phổ biến là các dây chằng.
Biểu hiện của bệnh trật khớp
Thường những khớp xương dễ bị bong gân ở mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, vai…
Các chấn thương trên thường đưa đến cảm giác đau nhói ở chỗ bị trẹo khớp, gây sưng, bầm tím, đi lại rất khó khăn.
Trật khớp chia ra các mức độ nặng nhẹ khác nhau, chấn thương nhẹ là khi dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, chấn thương nặng khi dây chằng bị rách một phần hoặc bị đứt hoàn toàn.
Tổn thương tiến triển qua các giai đoạn:
– Mở đầu là giai đoạn viêm tấy với thời gian 72 giờ sau chấn thương, khi đó, nước hoạt dịch và máu tụ ngấm vào dây chằng bao khớp, có khi tràn cả vào khe khớp.
– Trong 36 giờ đầu, cơ thể huy động các tế Viêm gan A bào bạch cầu tập trung về nơi tổn thương, các chất histamin, serotonin, prostaglandin được tiết ra gây nên tình trạng thoát máu ngoài mạch, làm phù nề và gây đau nhức vùng tổn thương.
– Kế đến là giai đoạn hồi phục, vết thương hết sưng nề, xuất hiện các mạch máu mới, các sợi collagen non. Trong vòng 4 – 6 tuần, các sợi collagen này gia tăng kích thước và độ bền để đến cuối giai đoạn sẽ đạt được độ đàn hồi như dây chằng khi chưa bị đứt. Ở giai đoạn này, nếu khớp vận động mạnh có thể làm đứt lại dây chằng mới liền.
Đặc biệt, ảnh hưởng lớn hơn là sụn viền và bao khớp sẽ bị hư hại nhiều hơn nếu bị tổn thương lại, có nguy có gây thoái hóa khớp… Teo cơ, cứng khớp trong tư thế xấu: Khớp khuỷu luôn ở tư thế duỗi…
Các bước sơ cứu khi bị trật khớp
– Không di chuyển để tránh các lực tác động lên vết thương, ngồi im tại chỗ để người khác sơ cứu.
– Dùng dầu nóng hoặc dầu dùng cho những trường hợp bị trật khớp bôi lên vết thương để giảm đau. Tuyệt đối không được cố nắn hoặc cố gắng chỉnh khớp vì có thể làm cho tình trạng tệ hơn nếu không biết cách nắn.
– Dùng vải hoặc áo băng cố định khớp để tránh làm vết thương cử động trong quá trình chuyển tới bệnh viện.
– Nếu bị đau nhiều và sưng nề, có thể dùng đá lạnh chườm lên phần thịt bị sưng. Không nhất thiết phải chườm trực tiếp lên vết thương mà có thể qua lớp vải băng bó bên ngoài. Nên nhớ, phải chườm lạnh mới có tác dụng chứ không được chườm nóng.
Sau đó, nhờ bạn bè đưa tới bác sĩ để kịp thời xử lý chấn thương. Không được chủ quan cố gắng chịu đựng để vết thương tự lành. Vì nếu bị nặng mà không được điều trị sớm, chấn thương có thể để lại di chứng.
Cách điều trị trật khớp
Trật khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm về sau, việc điều trị trật khớp tùy thuộc vào vị trí và mức độ nặng của tổn thương. Bác sĩ có thể thử một số biện pháp nhẹ nhàng để đưa xương trở lại đúng vị trí. Sau đó khớp có thể được nẹp hoặc băng cố định trong vài tuần và bệnh nhân được dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ.
– Sau khi tháo bỏ băng hoặc nẹp, bệnh nhân sẽ được phục hồi chức năng để khôi phục tầm vận động và sức mạnh của khớp. Cần tránh hoạt động mạnh ở bên khớp tổn thương cho đến khi khớp hồi phục hoàn toàn.
– Nếu trật khớp đơn giản không kèm theo tổn thương dây thần kinh hoặc phần mềm, khớp sẽ trở lại tình trạng bình thường hoặc gần bình thường. Nhưng nếu vận động khớp trở lại quá sớm hoặc quá mạnh có thể khiến khớp bị thương hoặc bị trật lại.
– Trong một số trường hợp có thể phải phẫu thuật nếu có tổn thương mạch máu hoặc dây thần kinh hoặc nếu không thể nắn khớp về vị trí bình thường. Cũng cần phẫu thuật nếu khớp hoặc dây chằng bị yếu và trật khớp tái diễn nhiều lần.
Đề phòng bệnh cần:
– Thận trọng trong các hoạt động để tránh ngã
– Mang trang bị bảo vệ khi chơi các môn thể thao va chạm
– Khi đã bị trật một lần, khớp sẽ rất dễ bị trật lại.
– Để tránh trật khớp tái diễn, nên tập một số bài tập đặc biệt.
Theo songkhoeplus
Trả lời