Cải thiện làn da, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả với cây nha đam
Những tính năng của cây lô hội (cây nha đam) đã được khắp nơi trên thế giới biết đến, từ thời văn minh cổ Ai Cập, Ba Tư, Hy Lạp, Ần Độ và Phi Châu. Đây là loại cây bụi như xương rồng, có lá tựa hình lưỡi dao thép, mọc nhiều ở vùng khí hậu ấm và khô. Người Tây Ban Nha đã đem cây lô hội từ châu Ấu vào miền Nam châu Mỹ.
Chất trích từ cây lô hội hiện nay đang được sử dụng hầu như khắp nơi trên thế giới: dùng như nước trái cây, chế thuốc viên, thoa lên da và da đầu như một mỹ phẩm hay thuốc mỡ để trị bệnh. Cây lô hội đã được sử dụng cách đây 2.300 năm.
Lịch sử đã ghi lại: Aristote thuyết phục Alexandre Le Grand chinh phục Đông Phi, để có đủ cây lô hội chữa trị vết thương cho binh sĩ. Một trong những tính năng kỳ diệu của loài dược thảo này là gia tăng 35% tốc độ chữa lành vết thương. Đó là nhờ vào hoạt chất có tính thẩm thấu cao độ của cây lô hội làm giãn nở mao mạch, làm tăng lượng máu cung cấp cho vùng xung quanh vết thương, do đó làm tăng tốc sinh sản tế bào. Dù cơ chế làm giảm đau vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng, người ta tìm thấy chất đường có mạch dài từ cây lô hội, có nhiều mặt hiệu quả bảo vệ và kích thích hệ thống miễn nhiễm.
Cây lô hội có hiệu quả trong việc chữa trị vết nám da. Một trong những tác dụng của tia cực tím là làm giảm mức miễn nhiễm của con người. Khi dùng trực tiếp cây lô hội lên trên da, sự miễn nhiễm thông thường có thể phục hồi.
Cây lô hội có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tiểu đường, vì có khả năng kích thích chất insulin tiết ra từ tùy tạng, do đó làm giảm lượng đường glucose đến mức chấp nhận được. Người chạy thi cũng dùng cây lô hội để trị bong gân cơ bắp, đạt kết quả giảm đau mau chóng gấp 2 lần. Bệnh nhân viêm khớp cũng được cho đắp cây lô hội, thấy có sự cải thiện và đi đến thuyên giảm. Với tính chất chống vi khuẩn và nấm, cây lô hội cũng ngăn cản phát triển của mụn giộp và nốt sởi. Nó trị được bệnh ngứa nhờ kìm hãm được phản ứng của chất histamin có trong mô động vật gây dị ứng, hoặc do côn trùng cắn, đốt.
Chất đông dính nhơm nhớp như máu của loài cây kỳ diệu này rất có ích trong việc điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa. Khi vào trong cơ thể nó giải độc cho cơ thể và tạo ra một lớp màng ở khúc đầu ruột già (kết tràng) để ngăn chất độc trong phân không thấm trở lại cơ thể, và siêu vi khuẩn không xâm chiếm các tế bào.. Nó cũng đáp ứng những bệnh về da, bệnh vẩy nến, tăng tiết bã nhờn của da, ban đỏ, chứng viêm da, vết bầm, gầu, và tổn thương da do bị lạnh cóng. Nó làm ấm da, thường làm dịu những chỗ đau, làm lành những vết cắt và những vết trầy xước.
Thổ dân da đỏ Trung Mỹ và người Mehico vẫn dùng cây này để chữa bệnh, làm thuốc trường thọ và chất kích dục. Ở Java, chất đông của cây lô hội được vuốt lên tóc, xát vào da đầu để làm mượt tóc và kích thích tóc mọc đáng kể.
Người săn thú ở Congo (châu Phi) cũng dùng cây lô hội để làm giảm sự đổ mồ hôi, khử mùi khi đi săn. Họ chà xát chất liệu này vào cơ thể, vì thế họ ít bị phát giác khi tiến gần con mồi.Một số cuộc nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu xem việc uống chất lô hội có làm chậm lại quá trình lão hóa (như chất chống oxy hóa) nơi người sử dụng cây lô hội.
Những người nghiên cứu có uy tín, đề nghị dùng nguyên lá và chế biến khô lạnh nguyên lá lô hội. Chế biến bằng nhiệt sẽ làm mất chất đường saccharides đa phân tử. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm tác nhân trị bệnh trong cây lô hội. Nên uống một lần từ 28 đến 56gr chất lô hội cô đặc mỗi ngày, để tăng cường hệ thống miễn nhiễm và cải thiện sự tiêu hóa.
Cả nguyên lá cũng có thể xay và dùng như thuốc đắp hay là ăn. Dù để nguyên hay làm đông khô, cây lô hội vẫn có vị chua chát. Khi dùng bôi ngoài, nên dùng chất nhớt tươi từ lá cây, để tác dụng giảm đau có kết quả nhanh hơn.
Trả lời