Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi
Khi về già, tuổi cao sức yếu, con người ta càng dễ mắc nhiều bệnh nhất là những bệnh liên quan đến răng miệng. Những bệnh về răng miệng còn có tác động xấu gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của các bộ phận khác trên cơ thể từ đó làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
Vậy những tổn thương răng miệng hay gặp ở người cao tuổi là gì? Cách phòng tránh và chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi ra sao hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.
Tổn thương răng miệng thường gặp ở người cao tuổi
Răng bị lung lay, có thể đau khi nhai.
Nguyên nhân của tình trạng này là do vệ sinh răng miệng không tốt dẫn tới bệnh nha chu. Đau khi nhai cũng còn có thể do khớp thái dương hàm có vấn đề, do răng giả..
Hao mòn răng
Ở người cao tuổi, hao mòn răng có nhiều nguyên nhân, có thể là do quá trình tuổi tác, hay do những nguyên nhân khác như chải răng không đúng cách, chải răng với lực quá mạnh, ăn thức ăn quá cứng… Thường răng sẽ hay bị ê buốt khi bị hao mòn.
Sâu răng ở người cao tuổi thường do mắc chứng khô miệng. Hoặc đó có thể là do tác dụng của một số thuốc điều trị các bệnh khác. Ngoài ra, nguyên nhân thường thấy là do vấn đề vệ sinh răng miệng chưa tốt, thức ăn bám vào gây sâu răng.
Răng lung lay, đau khi nhai.
Mất răng
Mất răng cũng là hiện tượng thường thấy ở người lớn tuổi. Việc này làm giảm sức nhai trầm trọng, ăn uống khó khăn. Mất răng ngoài yếu tố lão hóa còn do nguyên nhân quyết định nhổ răng sớm khi chưa điều trị, bị tổn thương vùng miệng, thiếu dinh dưỡng… Đây cũng là hậu quả của bệnh nha chu.
Tụt nướu, trồi răng
Tụt nướu có thể là do chải răng sai kỹ thuật dẫn đến mòn lợi. Ngoài ra, tụt nướu có thể do viêm lợi, viêm quanh. Lợi có thể bị tụt do một số tổn thương gây ra bởi virus. Chân răng bị lộ ra thường do bị viêm nha chu.
Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi thế nào là hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
– Bổ sung các loại rau và trái cây tươi bởi chúng là nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể nói chung, cho răng và lợi nói riêng; chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn.
– Nên ăn trái cây tươi thay cho các loại bánh kẹo ngọt vì chúng dẻo dính và là nguyên nhân gây sâu răng. . Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính 1 tiếng đồng hồ, vì chúng là đồ ăn sống. Việc ăn đồ sống trước khi ăn đồ chín sẽ giúp tránh các phản ứng tăng bạch cầu, bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
– Nếu ăn bánh ngọt chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa chính và đánh răng ngay sau đó.
Không nên ăn những đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
– Nên ăn đủ các chất: đạm (thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu phụ), béo (dầu thực vật; hạn chế tối đa ăn mỡ và phủ tạng động vật), vitamin (trái cây), muối khoáng.
– Nên lưu ý không ăn những thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Nên thức ăn có chứa nhiều vitamin, chất khoáng giúp răng chắc khỏe.
– Nên ăn ít và chia làm nhiều bữa. Sau mỗi lần ăn, phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men, tạo ra chất axit phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng.
– Không nên dùng tăm quá nhiều vì dễ gây mòn cổ răng và khi xỉa tăm nên cẩn thận vì khi đâm vào lợi dễ gây viêm lợi, sưng đau. Tốt hơn khi muốn vệ sinh răng nên dùng chỉ nha khoa và lưu ý chải răng đúng cách.
Quan tâm đến việc phòng bệnh
Mảng bám vi khuẩn (do thức ăn thừa, khói thuốc lá gây nên) là nguyên nhân gây bệnh nha chu. Nếu không chải răng kỹ, mảng bám sẽ dày dần và gây viêm lợi.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên để phòng bệnh nha chu.
Triệu chứng đầu tiên của bệnh nha chu là có vôi bám ở cổ răng, kích thích gây viêm lợi. Tuy răng còn nguyên nhưng các mô và màng đỡ quanh chân răng (như lợi, xương, men gốc răng, dây chằng) đã bị phá hủy. Răng không còn điểm tựa vững chắc nên từ từ lung lay và thưa dần; bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như sưng lợi, lợi túi mủ chứa nhiều vi khuẩn, miệng hôi.
Để phòng bệnh nha chu, cần giữ vệ sinh răng miệng, ăn những thức ăn mềm.
Nếu mất răng cần làm răng giả nhanh chóng
Người cao tuổi dù bị mất răng bởi bất kỳ lý do gì cũng nên đến nha sĩ để khám và phục hình răng sau đó 1 tháng. Nếu để lâu ngày, răng sẽ bị xô lệch, làm mất khoảng trống của răng đã mất, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn, khó chải sạch răng.
Khi có răng giả, nên giữ vệ sinh thật kỹ, chải răng hằng ngày như răng thật. Nếu dùng răng giả kiểu tháo lắp, nên tháo ra lúc nghỉ ngơi hoặc đi ngủ để niêm mạc ở hàm giả được thoáng, máu lưu thông dễ dàng. Hàm giả tháo ra nên được chùi rửa sạch sẽ, ngâm vào một ly nước nguội có nắp đậy.
Lời kết
Khi đã có tuổi chức năng của mọi cơ quan trong cơ thể con người đều suy yếu đi và nếu không được chăm sóc cẩn thận, kỹ lưỡng thì lại càng có hại.
Răng là bộ phận suy yếu dễ nhận thấy nhất ở người cao tuổi và để chăm sóc răng miệng tốt, quan trọng nhất là bạn cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, không nên ăn đồ quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Cần vệ sinh răng miệng ngay sau mỗi bữa ăn và quan tâm đặc biệt tới việc phòng bệnh nha chu.
Trả lời