Chấn thương sọ não có thể cứu sống nếu được cấp cứu kịp thời

Thời gian là cơ hội vô cùng quý giá trong . Cần xác định ngay thương tổn sọ – não của bệnh nhân tại bệnh viện gần nhất trong khoảng “thời gian vàng”.

giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương sọ não và đây cũng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của mọi bệnh nhân.

Tuy nhiên, không phải cứ chấn thương sọ não là chết; có những người đã được cứu sống khi tới cấp cứu kịp thời.

Quan niệm “chấn thương sọ não đồng nghĩa với cái chết” ngày nay không còn đúng khi khoa học ngày càng phát triển, các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, phương tiện phẫu thuật, phương tiện hồi sức ngày càng hiện đại. Các yếu tố trên giúp các phẫu thuật viên thần kinh có điều kiện học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong việc cứu sống bệnh nhân chấn thương sọ não.

Sự phát triển của y học

Trước kia, khi các ca chấn thương sọ não vào bệnh viện cấp cứu, do không có các kỹ thuật máy móc hiện đại nên việc chẩn đoán tìm ra khối máu tụ… làm mất “thời gian vàng” của bệnh nhân. Ngày nay, sự ra đời của máy chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực chẩn đoán bằng hình ảnh học.

Đây cũng là một tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán các thương tổn sọ – não trên bệnh nhân chấn thương sọ não. CT-Scan còn giữ vai trò quan trọng trong việc theo dõi các biến chứng trong sọ trước hoặc sau phẫu thuật hoặc ở bệnh nhân chưa có chỉ định phẫu thuật.

Thời gian là cơ hội vô cùng quý giá trong cấp cứu chấn thương sọ não. Cần xác định ngay thương tổn sọ – não của bệnh nhân tại bệnh viện gần nhất trong khoảng “thời gian vàng”.

Không nhất thiết vào bệnh viện lớn

“Thời gian vàng” là khái niệm rất có giá trị trong cấp cứu chấn thương sọ não. Đó là kinh nghiệm quý báu mà các phẫu thuật viên thần kinh đã rút ra trong quá trình cấp cứu và theo dõi bệnh nhân. “Thời gian vàng” được tính là khoảng 4 giờ đầu sau khi bệnh nhân bị chấn thương sọ não. Đây là thời gian mà khả năng phẫu thuật cứu sống bệnh nhân cao nhất và ít để lại di chứng do chấn thương sọ não nhất.

chan-thuong-so-nao-co-the-cuu-song-1

Chấn thương sọ não nguy hiểm bởi nó đe dọa tính mạng và để lại di chứng nặng nề

Sự hiểu biết và hợp tác tốt của bệnh nhân và thân nhân với phẫu thuật viên thần kinh cũng góp phần rất lớn trong việc gia tăng khả năng cứu sống bệnh nhân, hạn chế các di chứng do “chậm” phẫu thuật một cách không cần thiết. Có bệnh nhân khi vào bệnh viện tuyến tỉnh vẫn còn tỉnh táo, tiếp xúc được với bác sĩ nhưng lại có khối máu tụ trong sọ cần phẫu thuật ngay (thường gặp ở bệnh nhân chấn thương sọ não có máu tụ ngoài màng cứng).

Mặc dù các bác sĩ ở tuyến tỉnh đã được đào tạo bài bản về phẫu thuật cấp cứu chấn thương sọ não và bệnh viện tuyến tỉnh cũng có các phương tiện hồi sức cơ bản (máy thở, monitoring…) nhưng do thiếu hiểu biết về giá trị của “thời gian vàng” và thiếu niềm tin vào bệnh viện, bệnh nhân và thân nhân nhất quyết phải chuyển lên BV Chợ Rẫy, TPHCM. Kết quả, khi lên đến bệnh viện này, bệnh nhân đã tử vong hoặc hôn mê sâu (do khối máu tụ to lên và gây chèn ép não) làm khả năng cứu sống bệnh nhân giảm đi rất nhiều. Nếu cứu sống được, bệnh nhân cũng chịu nhiều di chứng về sau.

Ngày nay, với phương tiện hồi sức hiện đại và sự hiểu biết ngày càng đầy đủ về cơ chế bệnh sinh của chấn thương sọ não, việc hồi sức cho bệnh nhân có phẫu thuật hay không phẫu thuật đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần rất lớn trong việc hồi phục cho bệnh nhân, giúp tiên lượng “nghèo nàn” của các trường hợp chấn thương sọ não nặng có thêm hi vọng.

Cần có tiêu chuẩn đồng bộ

Để tăng khả năng cứu sống bệnh nhân chấn thương sọ não, mạng lưới cấp cứu ngoại thần kinh phải được phát triển rộng khắp trên cả nước với các tiêu chuẩn cơ bản như:

– Có đội ngũ phẫu thuật viên thần kinh được đào tạo bài bản về phẫu thuật cấp cứu chấn thương sọ não, có thể phẫu thuật các trường hợp lõm sọ, vết thương sọ não, máu tụ ngoài màng cứng, máu tụ dưới màng cứng… (các thương tổn thường gặp trong chấn thương sọ não).

– Có phương tiện chẩn đoán hình ảnh như CT-Scan, dụng cụ phẫu thuật thần kinh, phương tiện hồi sức sau phẫu thuật (máy thở, monitoring, bơm tiêm điện…).

– Tận dụng tối đa “thời gian vàng”: Sự phẫu thuật kịp thời ở cơ sở y tế tại chỗ sẽ giúp bác sĩ và bệnh nhân tận dụng được tối đa “thời gian vàng”, giúp tăng khả năng cứu sống bệnh nhân, giảm thiểu các di chứng nặng nề do chấn thương sọ não gây ra.

Phòng bệnh vẫn tốt hơn

Mặc dù sự tiến bộ của y học ngày càng cao nhưng điều này cũng không thể cứu sống toàn bộ bệnh nhân bị chấn thương sọ não hay cứu sống mà không để lại di chứng. Bệnh nhân chấn thương sọ não nặng nếu được cứu sống cũng thường phải chịu nhiều di chứng nặng nề như yếu, liệt, mất ngôn ngữ, sống đời sống thực vật…

Tất cả điều này sẽ là nỗi bất hạnh về thể xác và tinh thần cho chính bệnh nhân và người thân của họ, là gánh nặng về mặt kinh tế cho gia đình và xã hội. Vì vậy, người tham gia giao thông nên nghiêm túc chấp hành luật lệ giao thông, ý thức được những hậu quả nặng nề do chấn thương sọ não gây ra để thêm cẩn trọng trong từng tình huống.

Theo VNE

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online