Chế độ ăn uống và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Theo thông tin từ Trung tâm dinh dưỡng, BSCKI. Nguyễn Thị Ngọc Hương (Trưởng phòng DD Lâm sàng, TT DD) cho biết trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau nên cần chọn đúng thức ăn cho trẻ.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 53.500 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng trong đó gần một nửa số bệnh nhân phải nhập viện và đã có 6 ca tử vong.
Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – 4 và từ tháng 9 – 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi. Khi trẻ mắc bệnh này, trẻ thường quấy khóc, biếng ăn hoặc bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng. Nếu nặng trẻ có thể sốt, co giật, hôn mê… khiến trẻ khó chịu và dễ sụt ký. Do đó ngoài việc vệ sinh chân tay cho trẻ, thì chuyện dinh dưỡng cũng đóng một phần quan trọng giúp trẻ tăng miễn dịch cho cơ thể.
Theo thông tin từ Trung tâm dinh dưỡng, BSCKI. Nguyễn Thị Ngọc Hương (Trưởng phòng DD Lâm sàng, TT DD) cho biết trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau nên cần chọn đúng thức ăn cho trẻ.
“Khi chọn thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Như vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: Bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường,… Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra”.
Ngoài ra, bác sĩ còn lưu ý muỗng (thìa) dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn. Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4- 5 ngày) nên cho bé ăn trở lại bình thường, không kiêng khem.
Do có vết loét trong miệng nên trẻ thường đau miệng và không muốn ăn. Vì vậy, cần chuẩn bị thức ăn mềm nhuyễn, đủ chất. Kể cả rau củ quả cũng nên làm nhuyễn cho trẻ. Cần làm nguội thức ăn trước khi cho trẻ ăn nhằm tạo cảm giác dễ chịu, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn..
Cũng theo thông tin từ TT Dinh dưỡng TP HCM, để phòng tránh chân tay miệng cần tăng cường sức đề kháng và giữ vệ sinh sạch sẽ. Cho trẻ ăn đủ bữa ( 3-5 bữa trong ngày), đủ dinh dưỡng (bột, đạm, dầu, rau). Ăn nhiều trái cây sạch sau khi ăn cháo, bột để tăng cường vitamin và yếu tố vi lượng.
Cần cung cấp dinh dưỡng và giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trong mùa dịch tay chân miệng. Ảnh: Internet
Ngoài ra cần rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi tiểu, sau khi mặc, thay tả, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh. Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn và không nên chơi chung, ăn chung với những trẻ có bệnh….
Trả lời