Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan
Xơ gan là bệnh mang tính chất mạn tính có từng đợt tiến triển làm bệnh nặng dần lên thể hiện qua hội chứng suy tế bào gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Điều trị xơ gan bên cạnh việc sử dụng thuốc thì điều chỉnh chế độ ăn uống là vô cùng cần thiết.
Xơ gan. Hình ảnh minh họa.
Đường:
Cung ứng đầy đủ đường các loại. Nói chung tỷ lệ đường các loại chiếm 40% trong thức ăn, đường vừa bảo vệ gan, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, lại vừa giảm thiểu dự phân giải protein. Do chức năng gan của người bệnh bị tổn thương, nếu ăn nhiều đường sẽ làm cho người béo lên, thậm chí hình thành gan nhiễm mỡ, làm tăng gánh nặng cho gan.
Protein:
Với những người bị xơ gan, việc bổ sung protein cần tùy theo mức độ thiếu protein và tình trạng bệnh của từng người. Bệnh nhân ăn được thì dùng cách ăn uống, còn những ca tiêu hóa kém, thì cần nghĩ đến cho truyền axit amin, đạm, huyết tương. Mỗi ngày trong thức ăn có 60g protein là có thể thỏa mãn được nhu cầu, nên ăn thay đổi cá, thịt nạc, trứng các loại, sữa các loại, chế phẩm đậu nành. Khi có chiều hướng tổn hại gan, mỗi ngày không nên vượt quá 20g.
Mỡ:
Khi bị xơ gan, việc chuyển hóa mỡ bị ảnh hưởng, đồng thời sự chuyển hóa mỡ còn sẽ gây tổn hại gan, vì thế khi chức năng gan bị tổn hại rõ, cần ăn các loại thức ăn ít mỡ để giảm bớt gánh nặng cho gan, tăng cường bổ sung protein, đường, phòng ngừa phát sinh gan nhiễm mỡ.
Bổ sung vitamin và nguyên tố vi lượng:
Xơ gan do nhiều nguyên nhân có thể gây thiếu vitamin và nguyên tố vi lượng, rau quả tươi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nguyên tố vi lượng, là loại thức ăn tốt nhất. Chú ý bổ sung các loại vitamin B1, B2, C, E, K và các nguyên tố vi lượng như kẽm, silic với những ca đã xuất hiện triệu chứng thiếu vitamin cần cho uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da.
Trả lời