Cứ giữ thói quen tu nước ừng ực coi chừng bị trụy tim
Khi thời tiết nóng bức, cơ thể sẽ giải nhiệt bằng con đường tăng tiết mồ hôi. Mồ hôi sẽ mất nhiều khiến ta càng khát nước. Uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ làm cho lượng mồ hôi bài tiết ra càng nhiều hơn khiến các chất điện giải như natri, kali cũng bị mất theo càng nhiều.
Thói quen cứ uống cho đã khát vào mùa nắng nóng sẽ gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Trước khi đi ngủ bạn không nên uống nhiều nước vì sẽ khiến bạn bị mất ngủ và đôi mắt sẽ bị căng mọng vào sáng sớm hôm sau.
Uống nước có tác dụng giúp làm giảm quá trình ôxy hóa, tiêu hóa tốt hơn, phòng tránh bệnh táo bón, bù đắp lượng nước cho cơ thể và đem lại sự tươi tắn, khỏe khoắn cho con người mỗi ngày. Ngoài ra nước uống còn giúp duy trì nhiệt độ và bài tiết các chất thải từ quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Uống quá nhiều gây loãng máu, mất điện giải, trụy tim
Cách uống nước cho thỏa mãn cơn khát có thể gây ra những hậu quả cho cơ thể như:
Khi vận động, chúng ta bị mất nhiều mồ hôi nên uống một lượng nước nhiều trong một thời gian rất nhanh thì quá trình làm loãng máu cũng sẽ diễn ra nhanh chóng và làm tăng gánh nặng cho tim.
Khi thời tiết nóng bức, cơ thể sẽ giải nhiệt bằng con đường tăng tiết mồ hôi. Mồ hôi sẽ mất nhiều khiến ta càng khát nước. Uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ làm cho lượng mồ hôi bài tiết ra càng nhiều hơn khiến các chất điện giải như natri, kali cũng bị mất theo càng nhiều.
Khi đang khát mà chúng ta uống một cách vội vàng thì rất dễ gây ra tình trạng nấc cụt hoặc chướng bụng.
Uống nước một cách khoa học
Hầu hết mọi người đều biết lượng nước cần uống hằng ngày của mỗi người sẽ cung cấp cho cơ thể đủ độ ẩm, làm sạch ruột và dạ dày cũng như giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Tuy nhiên, lượng nước thực tế một người cần uống trong ngày còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như cân nặng, cường độ vận động, môi trường làm việc và khí hậu.
Để việc uống nước mang tính khoa học và không bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cần thực hiện như sau:
– Thời điểm uống nước: Ngay sau khi thức dậy, lúc sáng sớm và chưa ăn sáng nên uống một lượng nước 250-300 ml. Đây là thời điểm cơ thể hấp thu nước một cách dễ dàng nhất để bổ sung lượng nước bị mất trong đêm và giúp ta cảm thấy sảng khoái sau giấc ngủ.
Trước khi ăn 30 phút hay sau khi ăn khoảng 2,5 giờ mới nên uống nước, không nên uống nước trong bữa ăn do nước sẽ pha loãng dịch vị tiêu hóa của dạ dày, gây cản trở tiêu hóa.
Nên uống một lượng khoảng 200-500 ml nước trước khi vận động, nhất là khi thực hiện những cuộc vận động mất quá nhiều sức để bổ sung dự phòng cho lượng nước sẽ bị mất. Và sau khi vận động cũng cần phải uống nước.
Cần uống nước thường xuyên để bù đắp cho quá trình bài tiết làm mất nước và đảm bảo sự cân bằng cho chức năng hoạt động của tế bào, điều hòa nhiệt và cải thiện chức năng tim mạch.
– Lượng nước uống mỗi ngày: Trong sinh hoạt bình thường hằng ngày, ta cần uống từ 1,5 lít đến 2 lít nước để giúp cơ thể luôn giữ đủ lượng nước cần có. Uống nước là một điều tốt với cơ thể nhưng cũng không nên uống quá nhiều nước trong một ngày vì khi đó sẽ làm tăng tổng lượng máu toàn cơ thể, gây gánh nặng cho tim, cho mạch máu. Chưa kể thận sẽ phải gia tăng thời gian hoạt động vì khi uống nước nhiều hơn nhu cầu của cơ thể, thận sẽ loại thải phần nước thừa ra khỏi hệ thống tuần hoàn nên rất dễ gây hư hại, tổn thương chức năng của thận. Không uống nước quá lạnh để đảm bảo sức khỏe dạ dày.
– Loại nước nên uống: Không nên uống nước lã hoặc nước chưa được xử lý, chưa được nấu chín để tránh mắc các bệnh về đường ruột, ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, cũng không nên uống nước nấu đi nấu lại nhiều lần do trong nước thường có một lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng, khi nấu nhiều lần nước bốc hơi làm cho nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước tăng lên.
Một số người có sở thích uống nước đá, cũng có một số người thích uống nước nóng. Tuy nhiên, nếu uống nước quá nóng có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản và kích thích sự tăng sinh niêm mạc, rất dễ dẫn đến ung thư thực quản. Còn nếu uống nước lạnh có thể gây khó chịu đường tiêu hóa, có thể gây tiêu chảy. Do đó khi uống nước, tốt nhất là nên uống nước ấm, tức là phải đảm bảo không quá nóng cũng không quá lạnh.
– Uống đúng cách: Khi uống nước, bên cạnh mục đích làm thỏa cơn khát, ta cần phải uống sao cho khoa học và có lợi cho sức khỏe, đó là uống nước cả khi không khát, khi uống phải uống từng ngụm nhỏ vừa miệng, ngậm và nuốt từ từ chứ không nên uống ừng ực cho đã khát. Có như thế mới đảm bảo sự điều chỉnh của cơ thể, không ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp.
Theo Pháp luật TPHCM
Trả lời