Cùng tìm hiểu nguyên nhân của chứng bênh béo phì
Béo phì được định nghĩa là những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên. BMI được tính toán dựa trên cân nặng và chiều cao của một người. Tuy nhiên, BMI cũng có một số hạn chế.
Béo phì là gì?
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các yếu tố như tuổi, giới tính, dân tộc và khối lượng cơ bắp có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa BMI và lượng mỡ trong cơ thể. Ngoài ra, BMI cũng không phân biệt giữa mỡ thừa, cơ hoặc xương. Mặc dù có những hạn chế này, BMI vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi như một chỉ số để đo về việc vượt quá trọng lượng.
Béo phì khiến mọi người có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng cao hơn, chẳng hạn như tiểu đường loại 2, bệnh tim và ung thư.
Nguyên nhân gây béo phì là gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì vô cùng phức tạp, có một số nhân tố vẫn còn đang phải cân nhắc và thảo luận. Ăn nhiều calo hơn số mà bạn đốt cháy trong hoạt động hàng ngày và tập thể dục (trong thời gian dài) gây ra béo phì. Theo thời gian, những lượng calo dư thừa này cộng dồn lại và khiến bạn tăng cân.
Nguyên nhân cụ thể phổ biến của béo phì bao gồm:
-Chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo và calo.
-Có lối sống ít vận động.
-Ngủ không đủ giấc. Việc này có thể dẫn đến thay đổi nội tiết tố khiến bạn cảm thấy đói bụng và thèm ăn một số thực phẩm có hàm lượng calo cao.
-Di truyền: có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn biến đổi thức ăn thành năng lượng và cách lưu trữ chất béo, béo phì có sự tham gia của gen di truyền đưa đến bệnh béo phì.
-Sự già đi: khối lượng cơ bắp ít hơn và tốc độ trao đổi chất chậm hơn, làm cho việc tăng cân dễ dàng hơn.
-Mang thai (tăng cân khi mang thai khó giảm và cuối cùng có thể dẫn đến béo phì).
-Stress là nguyên nhân gây tăng cân, khi stress cơ thể sẽ hình thành peptit, hợp chất này sẽ tạo thành các khối mỡ, đặc biệt là ở vùng bụng. Theo nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về kết luận về mức độ tương đồng giữa béo phì với stress. -Những người bị stress có thể tăng gấp 2 lần trọng lượng so với những người không stress có cùng chế độ ăn giàu năng lượng.
-Một số điều kiện y tế cũng có thể dẫn đến tăng cân. Bao gồm:
-Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): một tình trạng gây mất cân bằng nội tiết tố nữ.
-Hội chứng Prader-Willi: một tình trạng hiếm gặp mà một người luôn có cảm giác đói quá mức.
-Hội chứng Cushing: khi có quá nhiều hormone cortisol trong cơ thể của bạn.
-Suy tuyến giáp (tuyến giáp hoạt động kém): tuyến giáp không tạo ra đủ các hormone quan trọng nhất định.
-Viêm xương khớp (và các điều kiện khác gây đau có thể dẫn đến không hoạt động)
Ai có nguy cơ béo phì?
Các yếu tố như di truyền, môi trường và tâm lý có thể làm tăng nguy cơ béo phì của một người.
-Di truyền học: Một số người sở hữu yếu tố di truyền khiến họ khó giảm cân.
-Môi trường và cộng đồng: Môi trường ở nhà, trường học và trong cộng đồng, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến cách thức, những gì bạn ăn và mức độ năng động của bạn. -Có lẽ bạn nên học cách nấu những bữa ăn lành mạnh hoặc mua những thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn. Nếu khu phố của bạn không phù hợp, bạn nên tìm một nơi thoải mái để chơi thể thao, đi bộ hoặc chạy.
-Tâm lý và các yếu tố khác: Trầm cảm đôi khi có thể dẫn đến tăng cân, khi mọi người chuyển sang ăn để có sự thoải mái về mặt cảm xúc. Một số thuốc chống trầm cảm cũng có thể làm tăng nguy cơ tăng cân.
Bỏ hút thuốc lá rất tốt, nhưng chính nó cũng có thể dẫn đến tăng cân. Do đó, điều quan trọng là phải tập trung vào chế độ ăn kiêng và tập thể dục trong khi bạn bỏ thuốc lá.
Các loại thuốc như steroid hoặc thuốc tránh thai cũng có thể khiến bạn có nguy cơ tăng cân cao hơn.
Trên đây là một số chia sẻ về định nghĩa cũng như các nguyên nhân gây ra béo phì. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết để điều chỉnh lối sống, sinh hoạt phù hợp để tránh bị mắc chứng béo phì và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trả lời