Đái tháo đường gây biến chứng cho thận
Ở bệnh nhân đái tháo đường, do đường huyết tăng cao dẫn đến lượng máu đến thận quá lớn, thận phải làm việc (lọc) quá mức. Sau thời gian dài phải làm việc trong tình trạng quá mức này hệ thống lọc bắt đầu bị phá hủy, các lỗ lọc trở nên to hơn dẫn đến nhiều protein bị lọt ra ngoài.
Khoảng 40% bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo là do biến chứng thận của đái tháo đường. Tỷ lệ và mức độ nặng của biến chứng thận liên quan tới thời gian bị bệnh và mức độ kiểm soát.
Theo thống kê, có khoảng 20-40% bệnh nhân đái tháo đường sẽ bị biến chứng thận, trong đó có nhiều bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đã có protein niệu ngay khi được phát hiện đái tháo đường.
Còn với bệnh nhân đái tháo đường týp 1 thì sau 10 năm bị bệnh có khoảng 50% có suy thận giai đoạn cuối và sau 20 năm thì con số này đã lên tới 75%.
Tại các khoa thận, khoảng 40% số BN đang phải chạy thận nhân tạo là do biến chứng thận của đái tháo đường. Tỷ lệ và mức độ nặng của biến chứng thận liên quan tới thời gian bị bệnh và mức độ kiểm soát.
Hàng ngày, khi ăn các thức ăn có nhiều chất đạm (protein), sau một quá trình chuyển hóa sẽ có nhiều chất thải độc hại được tạo thành. Thận chứa hàng triệu mạch máu nhỏ mà thành của các mạch máu này có những lỗ rất nhỏ giống như những cái túi lọc.
Khi máu chảy qua các mạch máu, những chất độc hại có kích thước rất nhỏ sẽ chui qua những lỗ này đi ra nước tiểu rồi được tống ra ngoài.
Ngược lại, những chất hữu ích trong cơ thể như protein, tế bào hồng cầu có kích thước lớn nên không thể lọt qua những lỗ này nên vẫn được giữ lại trong máu.
Ở bệnh nhân đái tháo đường, do đường huyết tăng cao dẫn đến lượng máu đến thận quá lớn, thận phải làm việc (lọc) quá mức. Sau thời gian dài phải làm việc trong tình trạng quá mức này hệ thống lọc bắt đầu bị phá hủy, các lỗ lọc trở nên to hơn dẫn đến nhiều protein bị lọt ra ngoài.
Lúc đầu protein xuất hiện trong nước tiểu một lượng rất nhỏ, nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này thì rất có hiệu quả, chức năng thận sẽ không bị giảm. Nếu để muộn thì các tổn thương thận sẽ ngày càng nặng hơn, hậu quả là có nhiều protein niệu lọt ra nước tiểu, chức năng thận suy giảm dần.
Cuối cùng thận bị mất hoàn toàn chức năng gọi là suy thận giai đoạn cuối, điều này đồng nghĩa với việc nồng độ các chất thải độc hại trong cơ thể như ure, creatinin tăng rất cao, đe dọa tính mạng người bệnh đái tháo đường, đòi hỏi phải được điều trị bằng lọc máu thường xuyên để đẩy bớt chất độc ra ngoài.
Ngoài kiểm soát đường huyết không tốt thì bệnh nhân có tăng huyết áp, bị đái tháo đường lâu năm, đái tháo đường týp 1, hút thuốc lá, có bệnh thận khác đi kèm như sỏi thận, nhiễm khuẩn tiết niệu… là những yếu tố nguy cơ làm tăng bị biến chứng thận.
Trong giai đoạn đầu, thận vẫn còn khả năng tăng cường hoạt động để bù trừ cho các mao mạch bị tổn thương, vì vậy chức năng thận vẫn bình thường, BN không có biểu hiện bất thường nào.
Tuy nhiên khi số mao mạch bị tổn thương tăng lên, thận dù hoạt động mạnh hơn nhưng vẫn không bù trừ được và các triệu chứng của suy thận sẽ xuất hiện. Các triệu chứng của suy thận giai đoạn đầu thường không đặc hiệu, ví dụ phù, mất ngủ, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi và giảm trí nhớ, tăng huyết áp.
Tăng huyết áp có thể là một triệu chứng của suy thận nhưng cũng có thể tăng huyết áp đã có từ trước (thường ở týp 2) và nó thúc đẩy biến chứng thận do đái tháo đường nặng thêm.
Khi bệnh nhân bị tổn thương cấu trúc thận nặng gây mất quá nhiều protein ra nước tiểu, lượng protein trong máu quá thấp không thể giữ dịch ở lại trong lòng mạch máu, dẫn tới dịch bị thoát ra ngoài làm bệnh nhân bị phù rất to toàn thân, có cổ chướng và có thể tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim… gọi là hội chứng thận hư. Bệnh nhân bị hội chứng thận hư này cũng dễ tiến triển đến suy thận nặng.
Theo SKDS
Trả lời