Dấu hiệu của bệnh hạ đường huyết
Hạ đường huyết hay chứng hạ đường huyết là sự giảm lượng đường trong máu xuống dưới mức bình thường (dưới mức 3,9-6,4 mmol/lít).
Bệnh hạ đường huyết ảnh hưởng rất lớn đến chức năng và hoạt động của cơ thể con người, gây ra các rối loạn ảnh hưởng sức khoẻ, bệnh nặng còn dẫn tới gây tử vong nhanh chóng. Triệu chứng chung của bệnh hạ đường huyết là người bệnh cảm giác đói, mệt mỏi, chóng mặt, tay chân run, vã mồ hôi và mặt tái nhợt.
Bệnh hạ đường huyết làm cho cơ thể mệt mỏi
Nguyên nhân của bệnh hạ đường huyết
Nguyên nhân của chứng bệnh hạ đường huyết là do tế bào não không được cung cấp đủ glucose khiến người bệnh rơi vào tình trạng rối loạn thần kinh, suy nghĩ, mất định hướng, đau đầu, co giật, hôn mê bất tỉnh. Ngoài ra còn do chế độ dinh dưỡng như ăn không đủ, bỏ bữa ăn, ăn quá ít như sau:
– Ăn không đúng bữa (ăn muộn hơn giờ ăn bình thường) hoặc bỏ bữa (đặc biệt là bữa ăn sáng).
– Bỏ bữa ăn vì có cảm giác no bụng và do quên.
– Ăn không đủ lượng các loại tinh bột.
– Hạ đường huyết do nhịn đói lâu ngày.
– Uống nhiều bia, rượu, đặc biệt là uống lúc đang đói…
Dấu hiệu của bệnh hạ đường huyết
Có 3 loại bệnh hạ đường huyết ở các mức độ khác nhau. Tương ứng với các mức độ đó, người bệnh thường có dấu hiệu sau:
– Ở mức độ nhẹ: người bệnh cảm thấy đói cồn cào, xót ruột, đau bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tim nhịp nhanh, run tay đánh trống ngực và vã mồ hôi.
– Ở mức độ trung bình: có biểu hiện về thần kinh, người bệnh thấy cơ thể bạc nhược, giảm hoạt động trí tuệ, lú lẫn, thay đổi tính tình, dễ bị kích động, xuất hiện hiện tượng dị cảm, nhìn một hoá hai, có các động tác bất thường, thậm chí có rối loạn giấc ngủ.
– Những trường hợp hạ đường huyết nặng sẽ có thể bị lú lẫn, kích động mạnh, có triệu chứng liệt nửa người (giả đột qụy). Người bệnh bị những cơn co giật, khi hôn mê sâu thì bị rối loạn ý thức, vật vã, có các động tác bất thường, vã mồ hôi.
Ngoài ra người bệnh hạ đường huyết còn có thể có dấu hiệu mút tay, níu áo, đầu và mắt quay sang một bên, giãn đồng tử hoặc đồng tử dao động. Bệnh có thể tiến triển thành hôn mê kéo dài (phù não) hoặc di chứng tinh thần kinh vĩnh viễn (bệnh não sau cơn hạ đường huyết).
Cách phòng bệnh hạ đường huyết
– Không nên nhịn đói, tránh để cơ thể bị đói quá lâu, không nhịn ăn mà lại hoạt động quá mức. Không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu.
– Đối với bệnh nhân đái tháo đường không nên tự ý uống insulin mà phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Những người này cần có chế độ luyện tập điều độ, nên mang sẵn những thứ như kẹo ngọt để khi cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết thì dùng ngay.
– Hạn chế uống rượu đặc biệt là uống rượu khi bụng rỗng. Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở người bệnh đái tháo đường là phải luôn kiểm soát lượng đường, hạn chế xảy ra biến chứng.
Cách điều trị bệnh hạ đường huyết
– Luôn luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như bánh, kẹo, sôcôla, nước ngọt… trong túi xách để lúc hạ đường huyết là có thể dùng ngay.
– Hạ đường huyết do bệnh tiểu đường thì nên nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc và ăn uống hằng ngày.
– Không bỏ bữa, ăn đủ lượng cacbonhydrat, ăn nhiều rau, ăn thêm bữa phụ,…
– Chăm chỉ tập thể dục thường xuyên và đúng bài bản.
– Đối với người do bị đái đường cần tiêm hay cho bệnh nhân uống glucoza. Chất insulin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa đường huyết.
Trường hợp do u tuyến tụy gọi là hạ đường huyết tự phát. Với trường hợp này cần được phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Theo tapchisuckhoe.edu
Trả lời