Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh cảm cúm
Cúm hay cảm lạnh không đơn giản chỉ là những bệnh lý hô hấp bình thường. Nếu không được chữa trị và xử lý đúng cách, kịp thời, bệnh cúm có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng.
Dưới đây là thông tin bạn cần biết về bệnh cảm cúm:
* Nguyên nhân dẫn đến bệnh cảm cúm:
– Sức đề kháng cơ thể người giảm sút trong mùa hanh lạnh
– Di chuyển nhiều, làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi sẽ khiến cơ thể giảm sức đề kháng và dễ bị các bệnh thông thường như cảm cúm tấn công.
– Ăn ngủ thất thường dẫn đến sức đề kháng suy giảm nên dễ bị cảm cúm tấn công
* Một số dấu hiệu cảnh báo ở người lớn cần thiết phải đến cơ sở y tế ngay lập tức
(lưu ý: đây không phải là tất cả các dấu hiệu có thể gặp)
– Sưng hạch ở cổ hoặc vùng hàm
– Nôn mửa trầm trọng hoặc kéo dài
– Đau ngực hoặc cảm giác thở ngắn
– Gặp khó khăn trong việc thở
– Lơ mơ, ngất
– Đau họng một cách trầm trọng, và/hoặc các triệu chứng nặng lên sau 1 tuần hoặc 10 ngày
– Sốt cao hoặc sốt kéo dài trên 3 ngày.
– Thở nhanh hoặc thở khó.
– Âm thở rít
– Ho như tiếng chó sủa.
– Da tím tái
– Đau tai hoặc chảy mũi tai
– Mệt mỏi trầm trọng hoặc dễ bị kích thích
– Các triệu chứng cải thiện nhưng sau đó nặng dần lên
– Tình trạng bệnh kéo dài trên 10 ngày3
– Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, đội mũ khi đi ra ngoài trời trong mùa nắng nóng.
– Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên khi nghi ngờ tiếp xúc các nguồn bệnh.
– Lựa chọn các thực phẩm ngừa cảm cúm: sữa chua, nấm, tỏi, hàu, socola đen, cá hồi, khoai lang… để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Trả lời