Những dấu hiệu của việc bạn mắc bệnh gai cột sống
Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai” đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị bệnh gai cột sống thường nghiêng về bảo tồn.
Cảm giác đau vùng vai, thắt lưng, tê mỏi tay chân, rối loạn tiểu tiện đó là những dấu hiệu của việc bạn mắc bệnh gai cột sống.
Ảnh minh họa
Anh Vũ Thanh Hảii (50 tuổi ở Trần Hưng Đạo, Q.5, Tp.HCM) thường xuyên có những triệu chứng tê chân. Đôi khi thấy lạnh chân và có cảm giác tê chạy thành đường từ bàn chân lên tới hông, nếu ngâm chân trong nuớc ấm thì có cảm giác đỡ hơn. Anh Hải lo lắng không biết mình mắc bệnh gì, có nguy hiểm không?
BS. Hoàng Văn Dũng (Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết: Bệnh này thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi với các triệu chứng: đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay làm giới hạn vận động. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.
Với những dấu hiệu trên, Anh Hải đang có những dấu hiệu của người bị gai cột sống. Nếu bệnh bị nhẹ, gai không gây đau, thì không cần điều trị. Nhưng khi có những biểu hiện đau đớn, khó khăn khi cử động ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày thì lúc đó cần phải đi khám bác sĩ để có những điều trị kịp thời.
Gai cột sống – tác nhân gây bệnh
Cũng theo BS. Hoàng Văn Dũng, có ít nhất 3 nguyên nhân để giải thích sự hiện diện của gai cột sống:
– Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm khớp ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau hình thành gai xương.
– Sự tích tụ canxi: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi. Đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng canxipyrophosphat dẫn đến sự thoái hóa xương sụn, xương đốt sống dẫn đến gai xương khi các dây chằng tiếp xúc với đốt sống.
– Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.
Điều trị hiệu quả gai cột sống
Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai” đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị bệnh gai cột sống thường nghiêng về bảo tồn.
SOS: Một số trường hợp hiếm có thể xảy ra là gai gẫy, mảnh gẫy chạy vào giữa khớp xương, gây khó khăn cho sự co ruỗi khớp hoặc khi gai đè vào rễ dây thần kinh và gây ra mất cảm giác ở tay chân dẫn tới liệt chi.
Dưới đây là 4 phương pháp thường được dùng điều trị:
1. Châm cứu: Có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm, tạo cảm giác dễ chịu tức thời.
Hạn chết: Châm cứu không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy.
2. Vật lý trị liệu: Là phương pháp thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.
Hạn chế: Phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn luyện tập và ăn uống theo chế độ dinh dưỡng của bác sĩ trong một thời gian dài.
3. Điều trị thuốc: Người bệnh sẽ được chườm nước đá, uống thuốc chống viêm như Paracetamol, Ibuprofen. Trong trường hợp đau nhiều, có thể chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau của cơ bắp.
Hạn chế: Thuốc có nhiều tác dụng dùng lâu, steroid có thể đưa tới mục xương, cao huyết áp, giữ nước trong cơ thể.
4. Phẫu thuật: Trong một số trường hợp khi bệnh nhân đã bị gai quá nặng, gai chèn ép vào hẹ thần kinh gây ra những dấu hiệu như tê mỏi tay chân, rối loạn tiêu tiện, đau làn ra tứ chí, thì có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ gai.
Hạn chế: Phương pháp điều trị này là sau khi cắt bỏ theo thời gian gai sẽ mọc trở lại.
Trả lời