Giới thiệu cây thuốc: Vị thuốc Bạch Thược Dược
-Trị phụ nữ hông sườn đau: Bạch Thược Dược + Diên Hồ sách + Nhục quế + Hương Phụ. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sôi (Thược Dược Thang – Chu Thị Tập Nghiệm Y hương).
Vị thuốc Bạch thược dược còn gọi (Thảo Kinh Tập Chú), Dư dung, Kỳ tích, Giải thương …
Tên Khác
Vị thuốc Bạch thược dược còn gọi (Thảo Kinh Tập Chú), Dư dung, Kỳ tích, Giải thương (Ngô Phổ Bản Thảo), Kim thược dược (Bản Thảo Đồ Kinh), Mộc bản thảo, Tương ly (Bản Thảo Cương Mục), Lê thực, Đỉnh (Biệt Lục), Ngưu đỉnh, Khởi ly, Thổ cẩm, Quan phương, Cận khách, Diễm hữu, Hắc tân diêng, Điện xuân khách, Cẩm túc căn (Hòa Hán Dược Khảo), Một cốt hoa (Hồ Bản Thảo), Lam vĩ xuân (Thanh Dị Lục), Sao Bạch thược, Khuê Bạch thược, Hàng Bạch thược, Tiêu Bạch thược, Toan Bạch thược (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác Dụng
Bạch thược, bach thuoc, bacthuoc,Bạch thược dược còn gọi (Thảo Kinh Tập Chú), Dư dung, Kỳ tích, Giải thương (Ngô Phổ Bản Thảo), Kim thược dược (Bản Thảo Đồ Kinh), Mộc bản thảo, Tương ly (Bản Thảo Cương Mục), Lê thực, Đỉnh (Biệt Lục), Ngưu đỉnh, Khởi ly, Thổ cẩm, Quan phương, Cận khách, Diễm hữu, Hắc tân diêng, Điện xuân khách, Cẩm túc căn (Hòa Hán Dược Khảo), Một cốt hoa (Hồ Bản Thảo), Lam vĩ xuân (Thanh Dị Lục), Sao Bạch thược, Khuê Bạch thược, Hàng Bạch thược, Tiêu Bạch thược, Toan Bạch thược (Đông Dược Học Thiết Yếu).
. Trừ huyết tích, phá kiên tích.Tả Tỳ nhiệt, chỉ phúc thống, chỉ thủy tả, thu Can khí nghịc lên gây ra đau, điều dưỡng Tâm Can Tỳ kinh huyết, thư kinh, giáng khí (Trấn Nam Bản Thảo).
.Dưỡng huyết, nhu Can, hoãn trung, chỉ thống, liễm âm, thu hãn (Trung Dược Đại Tự Điển).
Chủ Trị
+ Trị trúng ác khí, bụng đau, lưng đau (Biệt Lục).ích tụ, cốt chưng (Dược Tính Luận).Trị Phế có tà khí, giữa bụng đau quặn, huyết khí t
Phế cấp trướng nghịch, hen suyễn, mắt dính, Can huyết bất túc, Dương duy mạch có hàn nhiệt, Đái mạch bệnh làm cho bụng đầy đau (Thang Dịch Bản Thảo).
-Liều Dùng: 6 – 12g.
-Kiêng Kỵ:
+ Sợ Thạch hộc, Mang tiêu. Ghét Tiêu thạch, Miết giáp, Tiểu kế. Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Huyết hư hàn: không dùng (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Tỳ khí hàn, đầy trướng không tiêu: không dùng (Bản Thảo Chính).
+ Mụn đậu: không dùng Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Tỳ khí hư hàn, hạ lỵ ra toàn máu, sản hậu: không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Ngực đầy, vị hàn (Bao tử lạnh): cấm dùng. Sách ‘Bản Thảo Kinh Sơ’ ghi: Bạch thược có tính chua vị lạnh, đau bụng do trúng hàn, trúng hàn làm tiêu chảy, bụng đau do lạnh, cảm giác lạnh trong bụng thì cấm dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Bụng đau, tiêu chảy do hàn tà gây ra và đau do trường vị hư lạnh: không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
-Trị cơ co giật: Bạch Thược + Cam Thảo mỗi thứ 16g, sắc uống (Thược Dược Cam Thảo Thang – Thương Hàn Luận).
+ Trị can khí bất hòa sinh ra đau xóc bụng sườn, tay chân co rút và các chứng tiêu chảy, bụng đau: Bạch thược (tẩm rượu) 12g, Chích thảo 4g, sắc uống (Thược Dược Cam Thảo Thang – Thương Hàn Luận).
-Trị lỵ tiêu ra máu mủ: Thược Dược 40g, Đương Quy 20g, Hoàng Liên 20g, Binh Lang, Mộc Hương đều 8g, Chích Thảo 8g, Đại Hoàng 12g, Hoàng Cầm 40g, Quan Quế 6g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 2 chén nước, còn 1 chén, uống ấm (Thược Dược Thang – Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập).
-Trị phụ nữ hông sườn đau: Bạch Thược Dược + Diên Hồ sách + Nhục quế + Hương Phụ. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sôi (Thược Dược Thang – Chu Thị Tập Nghiệm Y hương).
-Trị Can âm bất túc gây ra đầu váng, hoa mắt, tai ù, cơ run giật, chân tay tê: Bạch thược 20g, Đương Qui, Thục Địa mỗi thứ 16g, Toan táo nhân 20g, Mạch Môn 12g, Xuyên khung, Mộc qua mỗi thứ 8g, Cam thảo 4g, Sắc nước uống (Bổ Can Thang – Y Tông Kim Giám).
+ Trị bụng đau, tiêu chảy: Bạch truật sao khử thổ 12g, Bạch thược sao 8g, Trần bì 6gi, Phòng phong 8g, sắc uống (Thống Tả Yếu Phương – Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị đầu đau, chóng mặt do can dương vượng thượng lên: Bạch thược 12g, Câu đằng 12g, Phục thần 12g, Bối mẫu 12g, Cúc hoa 12g, Sinh địa 16g, Cam thảo 4g, Linh dương giác 4g, Tang diệp 12g, Trúc nhự 12g, sắc uống (Linh Dương Câu Đằng Thang – Thông Tục Thương Hàn Luận).
+ Trị bụng đau, kiết lỵ: Bạch thược, Hoàng cầm mỗi thứ 12g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thược Dược Hoàng Cầm Thang – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị có thai đau bụng lâm râm: Đương qui, Xuyên khung mỗi thứ 6g, Bạch Thược 20g, Phục linh, Bạch truật mỗi thứ 8g, Trạch tả 10g, tán bột uống lần 8g ngày 3 lần với rượu hoặc sắc uống (Đương Qui Thược Dược Tán – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị băng lậu hạ huyết, Rong kinh, ốm yếu gầy mòn: Bạch thược, Thục địa, Can khương, Quế lâm, Long cốt, Mẫu lệ, Hoàng kỳ, Lộc giác giao, mỗi thứ 8g, tán bột, uống mỗi lần 8g ngày 3 lần với rượu nóng trước khi ăn, hoặc uống với nước sôi (Bạch Thược Dược Tán – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị bụng đau lúc hành kinh: Bạch thược, Đương qui, Hương phụ, mỗi thứ 8g, Thanh bì, Sài hồ, Xuyên khung, Sinh địa mỗi thứ 3,2g, Cam thảo 2g. Sắc uống (Dưỡng Huyết Bình Can Tán – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
-Trị táo bón kinh niên : Bạch Thược (sống) 24-40g + Cam Thảo (sống) 10-15g, sắc nước uống. Thường dùng 2-4 thang thì khỏi. Trường hợp táo bón kinh những,, mỗi tuần dùng 1 thang ( Vương Văn Sĩ, Nghiệm Chứng Dùng ‘Thược Dược Cam Thảo Thang’ Trị táo bón – Trung Y Tạp Chí 1983, 8: 79).
+ Trị dạ dầy loét: Bạch Thược 15-20g + Chích Cam Thảo 12-15g. Đã trị 120 cas khỏi 83 cas, tiến bộ 33 cas, không kết quả 4 cas. Tỉ lệ kết quả 96,67%. Kết quả tốt đối với thể khí trệ, huyết ứ (Dư-Thụy-Tân, Trị 120 Trường Hợp Loét Dạ Dầy Bằng ‘Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Giảm’ – Sơn Đông Trung Y Tạp Chí 1984, 2: 22).
-Trị cơ co giật: Thược Dược 30g + Quế Chi + Cam Thảo mỗi thứ 15g, Mộc qua 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Đã trị 85 cas, sau khi uống 3-5 thang: hết co rút. Một số ít tái phát nhẹ hơn: uống bài này vẫn có kết quả (Triệu-Ngọc-Hải – ‘Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Vị’ Trị 85 Trường Hợp Cơ Sinh Đôi Cẳng Chân Co Rút – Trung Y Tạp Chí 1985, 6: 50).
-Trị xương tăng sinh: Bạh Thược 30-60g + Mộc Qua 12g + Kê Huyết Đằng 15g + Uy Linh Tiên 15g + Cam Thảo 12g (tùy chứng gia giảm thêm). Ngày uống 1 thang. Trị 160 cas, khỏi 109 cas, kết quả tốt 42 cas, tiến bộ 1 cas, tỉ lệ khỏi: 96,7% (Vương-Chi-Truật, Nhận Xét Về Chứng Xương Tăng Sinh Trị Bằng ‘Thược Dược Mộc Qua Thang’ – Tân Trung Y Tạp Chí 1980, 1: 18).
-Trị ho gà: Bạch Thược 15g + Cam Thảo 3g (Tùy chứng gia vị thêm: ho nhiều thêm Bách Bộ, Bách Hợp; Khí suyễn, đờm khò khè: thêm Địa Long, Đình Lich, Ngô Công…). Sắc uống ngày 1 thang. Trị 33 cas đều khỏi (Trương Tường Phúc, ‘Điều Trị 33 Trường Hợp Ho Gà Bằng Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Vị’ – Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1988, 1: 48).
-Trị hen suyễn: Bạch Thược 30g + Cam Thảo 15g. Tán bột. Mỗi lần dùng 30g, thêm nước sôi 100-150ml, nấu sôi 3-5 phút, để lắng cặn, uống nóng. Trị 35 cas, kết quả tốt 8 cas, có kết quả 23 cas, không kết qủa 4 cas, có kết quả trong 3-5 phút: 26 cas, trong 1-2 giờ: 4 cas. có kết quả nhanh nhất là sau 30 phút (Lý Phúc Sinh và cộng sự – ‘Thược Dược Cam Thảo Tán Trị Hen Suyễn’ – Trung Y Tạp Chí 1987, 9: 66).
-Trị hội chứng rung đùi: Bạch Thược + Cam Thảo mmỗi thứ 15g, thêm 600ml (3 chén) nước sắc còn 200ml. Chia 2 lần: sáng uống 1 lần, 2 giờ sau uống 1 lần nữa. Trị 54 cas, khỏi 48 cas, có kết quả rõ nhưng tái diễn 6 cas. Tỉ lệ kết quả 100% (Đỗ Hạt Nhiên, ‘Thược Dược Cam Thảo Thang Trị 54 Trường Hợp Hội Chứng Rung Đùi’ – Hà Bắc Trung Y Tạp Chí 1984, 3: 29).
-Trị tiểu đường: dùng Cam Thảo Giáng Đường Phiến, mỗi lần 4-8 viên (mỗi viên có Bạch Thược + Cam Thảo, chế thành cao khô 0,165g, tương đương thuốc sống 4g. Lượng dùng mỗi ngày tương đương Cam Thảo sống 8g, Bạch Thược sống 40g). Ngày uống 3 lần. Trị l08 cas, kết quả tốt 54 cas, có kết quả 67 cas, tiến bộ 12 cas, không kết quả 47 cas. Tỉ lệ kết quả 79,4% (Vương Tông Căn, ‘Kết Quả Điều Trị Tiểu Đường Bằng ‘Giáng Đường Phiến’- Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 10:593).
Trả lời