Giới thiệu cây thuốc: Vị thuốc Bạch Truật
+ Phàm uất kết, khí trệ, trướng bỉ, tích tụ, suyễn khó thở, bao tử đau do hỏa, ung thư (mụn nhọt) có nhiều mủ, người gầy, đen mà khí thực phát ra đầy trướng, không nên dùng (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
Có tác dụng chống loét, bổ ích cường tráng, trị tiêu chảy, táo bón rất hiệu quả.
Bạch truật
Tên:
Tên thường gọi: Vị thuốc Bạch truật còn gọi Truật, Sơn Khương, Sơn liên (Biệt lục),Dương phu ,Phu kế , Mã kế (Bản Thảo Cương Mục), Sơn giới, Thiên đao (Ngô-Phổ bản thảo), Sơn tinh (Thần Dược Kinh), Ngật lực gìa (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Triết truật (Tân Tu Bản Thảo Đồ Kinh), Bạch đại thọ, Sa ấp điều căn (Hòa Hán Dược Khảo), Ư truật. Sinh bạch truật, Sao bạch truật,Thổ sao bạch truật, Mễ cam thủy chế bạch truật, Tiêu bạch truật, Ư tiềm truật, Dã ư truật, Đông truật (Đông Dược Học Thiết Yếu),
Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz [Atractylis ovata Thunb. Atractylodes ovata D.C.. Atratylis macrocephala (Koidz) Kand, Mazz.] Họ Leguminnosae.
Mô tả dược liệu:
Thân rễ phơi khô Bạch truật hình dài khắp nơi có dạng khối lồi chồng chất hoặc rễ con dạng chuỗi liền cong queo không đều, dài khoảng 3-9cm, thô khoảng 1,5-7cm đến hơn 3cm, bên ngoài màu nâu đất hoặc xám nâu, phần trên có góc tàn của thân, phần dưới phình lớn nhiều vết nhăn dọc nối dài, và vân rãnh chất cứng dòn, mặt cắt ngang màu vàng trắng hoặc nâu nhạt không bằng phẳng thường có những lõ nhỏ rỗng có mùi thơm mạnh. Loại củ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, giữa trắng ngà là tốt.
Tính vị:
+ Vị đắng, tính ấm (Bản kinh).
+ Vị cay, không độc (Danh Y Biệt Lục).
+ Vị ngọt, cay, không độc (Dược tính luận).
+Vị ngọt đắng, tính ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tác dụng:
+ Trừ thấp, ích táo, hòa trung, ích khí, ôn trung, chỉ khát, an thai (Y Học Khải Nguyên).
+ Bổ Tỳ, ích Vị, táo thấp, hòa trung (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Kiện Tỳ táo thấp (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+ Trị phù thủng, đầu đau, đầu váng, chảy nước mắt, tiêu đàm thủy, trục phong thủy kết thủng dưới da, trừ tâm hạ cấp hoặc mạn, hoắc loạn thổ tả…(Biệt Lục).
+ Chủ phong hàn thấp tý, hoàng đản (Bản Kinh).
+ Trị Tỳ Vị khí hư, không muốn ăn uống, hơi thở ngắn, hay mệt, hư lao, tiêu chảy, đờm ẩm, thủy thủng, hoàng đản, thấp tý, tiểu không thông, chóng mặt, tự ra mồ hôi, thai động không yên (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trị Tỳ hư, ăn ít, bụng đầy, tiêu chảy, đờm ẩm, thủy thủng, chóng mặt, tự ra mồ hôi, thai động không yên. Sao với đất (thổ sao) có tác dụng kiện Tỳ, hòa Vị, an thai. Trị Tỳ hư, ăn uống kém, tiêu chảy, tiểu đường, thai động không yên (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
+ Trị Tỳ hư, tiêu chảy, vùng rốn và bụng phù thủng, táo bón (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Bạch truật tính táo, Thận kinh lại hay bế khí nên những người Can Thận có động khí cấm dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Phàm uất kết, khí trệ, trướng bỉ, tích tụ, suyễn khó thở, bao tử đau do hỏa, ung thư (mụn nhọt) có nhiều mủ, người gầy, đen mà khí thực phát ra đầy trướng, không nên dùng (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Âm hư, táo khát, khí trệ, đầy trướng, có hòn khối (bỉ), không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Âm hư hỏa thịnh, thận hư cấm dùng. Kỵ Đào, Lý, Tùng, Thái, thịt chim sẻ, Thanh ngư (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trả lời