Cách xử trí kịp thời khi lên cơn hen phế quản
Người bị hen suyễn, hen phế quản thi thoảng gặp tình trạng khó thở, ngực bị bó chặt hay cảm giác nghẹt thở. Khi gặp vấn đề này thì bạn có thể áp dụng mẹo khắc phục dưới đây.
Hen phế quản, hen suyễn là gì?
Hen phế quản còn gọi là bệnh suyễn là bệnh viêm mãn tính đường hô hấp có liên quan tới sự thay đổi về thời tiết và khí hậu nồm. Các cơn co thắt phế quản sẽ dẫn đến ho khò khè khó thở.
Biểu hiện đặc trưng của cơn hen phế quản
Hen phế quản là một tình trạng chít hẹp cấp tính của đường hô hấp do co thắt, phù nề và tăng tiết dịch trong lòng phế quản xảy ra bởi nhiều nguyên nhân từ đó làm bệnh nhân khó thở với các mức độ từ nhẹ đến nặng.
Đặc trưng cơ bản của cơn hen phế quản là xảy ra từ từ (một số trường hợp có thể đột ngột, dữ dội) với các triệu chứng như tức ngực, cảm giác đè nặng, chẹn ngực; khó thở nghe có tiếng cò cử, khó thở thì thở ra (bệnh nhân hít vào thì dễ hơn khi thở ra), ho nhiều; thở nhanh nông, tím môi đầu chi; co kéo cơ hô hấp… và có những trường hợp suy hô hấp nặng tiến triển nhanh có thể làm bệnh nhân tử vong nhanh chóng nếu không được can thiệp cấp cứu kịp thời.
Cách xử trí hay nhất đối với cơn hen phế quản là không để cơn hen phế quản xảy ra.
Nhìn chung, bạn cần lưu ý ngăn ngừa các triệu chứng là cách tốt nhất để kiểm soát và điều trị hen suyễn. Nếu biết tình huống nào gây ra cơn hen (như ở gần lông động vật, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh), hãy cố gắng để tránh.
Nếu cơn hen phế quản nhẹ hoặc vừa (các triệu chứng chỉ có khi hoạt động, khi gắng sức): dùng ngay thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh (phổ biến nhất là Salbutamol dạng hít, xịt):
– Xịt họng 1 – 2 nhất.
Nếu bệnh nhân không thể tự sử dụng đúng cách bình xịt được thường là trẻ em, người lớn tuổi thì phải dùng buồng đệm, hay sử dụng máy phun khí (ví dụ Salbutamol 2,5 – 5mg/lần). Tiếp theo nới lỏng quần áo và ngồi yên trong một giờ và theo dõi xem có dễ thở hơn không? Có giảm khò khè? Có giảm ho? Có bớt nặng ngực không?
– 20 phút sau, nếu vẫn không giảm thì lặp lại lần 2 (2 nhát/lần).
– 20 phút vẫn không giảm thì xử trí như cơn hen phế quản nặng.
Nếu cơn hen phế quản nặng(các triệu chứng không giảm hoặc nặng hơn sau khi hít thuốc giãn phế quản, khó thở cả khi nghỉ ngơi, không thể nói hết câu): gọi điện ngay cho bác sĩ hoặc đi đến bệnh viện, trong khi đó vẫn tiếp tục xịt 2 liều thuốc giãn phế quản và uống 1 liều thuốc corticoid.
Nếu cơn hen phế quản là rất nặng (tím môi, lú lẫn, tháo mồ hôi, không thể đứng, không thể nói): gọi ngay cấp cứu, uống ngay corticoid xịt 2 liều thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh.
Điều quan trọng nhất mà bệnh nhân cần nhớ là phải mang theo thuốc cắt cơn dạng ống hít bên mình mọi lúc mọi nơi, dù bệnh hen đã được kiểm soát hoàn toàn hay chưa để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc cắt cơn.
Trong trường hợp bệnh nhân có cơn hen phế quản nhiều lần trong một tuần có nghĩa là bệnh hen chưa được kiểm soát, khi đó nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và chỉnh liều thuốc điều trị duy trì phù hợp.
Trả lời