Khi trẻ sơ sinh có vết bớp xanh có nguy hiểm không?
Để đến với mẹ, những thiên thần này đã cố sức giãy dụa và cuối cùng bị đứt đuôi. Phần đuôi còn sót lại biến thành vết bớt màu xanh trên mông bé.
Nhiều bé khi sinh ra thường có vết bớt xanh trên mông, lưng hoặc các bộ phận khác khiến bố mẹ lo lắng không biết bé có mắc bệnh bẩm sinh hay có nguy hại gì đến sức khỏe hay không. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng lý giải nguyên nhân xuất hiện vết bớt xanh trên cơ thể trẻ nhé!
Theo quan niệm cổ từ thời xưa
Theo cách lý giải thú vị của người Trung Quốc, mỗi em bé trước khi tìm được mẹ đều là một thiên thần nhỏ ở cạnh Chúa. Mỗi thiên thần đều có một cái đuôi và Chúa sẽ nắm những cái đuôi đó để kiểm soát họ.
Khi thiên thần nhỏ tìm được mẹ ở nhân gian, bé sẽ xin Chúa thả mình đến bên mẹ. Tuy nhiên, có những thiên thần đáng yêu đến nỗi Chúa không muốn rời xa nên vẫn nắm chặt đuôi chúng.
Để đến với mẹ, những thiên thần này đã cố sức giãy dụa và cuối cùng bị đứt đuôi. Phần đuôi còn sót lại biến thành vết bớt màu xanh trên mông bé.
Còn ở Việt nam, nhiều bà mẹ lại truyền tai nhau rằng vết bớt đó là “bà mụ” dùng để đánh dấu những đứa trẻ nghịch ngợm. Một lý do khác nghe có vẻ khoa học hơn là do mẹ ăn uống thừa sắt trong quá trình mang thai nên em bé không hấp thụ hết được và bị dư ở mông, để sau này ‘dùng dần’ rồi sẽ tự hết.
Lý giải khoa học về vết bớt xanh
Trên thực tế, tất cả những lý do trên đều không đúng và hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Những vết bớt này trong y học được gọi là bớt Mông Cổ. Khi phôi thai phát triển, những tế bào biểu bì tạo sắc tố (Melanocytes) sẽ được chuyển từ trung tâm thần kinh xuống lớp biểu bì. Khi nhiều tế bào cùng tụ lại tại lớp hạ bì thì sẽ tạo thành vết bớt như các mẹ thường thấy ở trẻ sơ sinh.
Theo ước tính, khoảng 80-90% trẻ sơ sinh ở khu vực Đông Á có bớt xanh. Nói chung, người da trắng rất hiếm có vết bớt này, nếu có thì màu da và tóc của họ thường sẽ tối hơn người khác.
Đây cũng là nguyên nhân loại bớt này có tên gọi là bớt Mông Cổ (dựa theo từ Mogoloid chỉ chủng người sống tại khu vực Đông Á chứ không phải chỉ đất nước Mông Cổ nói riêng).
Các bớt Mông Cổ thường đa số xuất hiện ở phần cuối cột sống, ở lưng và mông. Tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện ở bất kì nơi nào khác trên cơ thể. Chúng thường có màu xám đậm, màu lục lam, màu xanh làm, hoặc xanh đen với hình dạng là tròn, oval hoặc không xác định. Đường kính của một vết vớt cũng trải dài từ vài milimet đến hàng chục centimet nhưng chủ yếu là nhỏ hơn 10cm. Tỷ lệ có bớt giữa bé trai và bé gái không hề có sự chênh lệch.
Bớt Mông Cổ là loại bớt lành tính nhất và thường không liên quan đến bất kì bệnh tật hay dị tật bẩm sinh nào. Em bé có thể có bớt ngay từ lúc sinh ra hoặc khi đã được 4, 5 tháng tuổi. Khi bé khoảng 6 tuổi thì vết bớt sẽ dần dần biến mất.
Vì vậy, loại bớt này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và cũng không đòi hỏi bất cứ liệu pháp điều trị nào. Tuy nhiên, nếu vết bớt của bé tăng diện tích đáng kể trong thời gian ngắn, có hiện tượng loét bề mặt, rỉ dịch nhờn, chảy máu hay màu ngày càng đậm hơn thì bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.
Trả lời