Khỏe mạnh sống lâu nhờ hải sản chứa Omega-3
Nghiên cứu trên do giáo sư Heidi Lai, của Trường Khoa học và Chính sách Dinh dưỡng Friedman (thuộc Đại học Tufts, Mỹ) thực hiện.
Giáo sư Lai và các đồng nghiệp xác định “lão hóa khỏe mạnh” có ý nghĩa là không gây ra bệnh mạn tính và cơ thể vẫn có chức năng thể chất và tinh thần tốt.
Theo các nhà nghiên cứu, vấn đề lão hóa khỏe mạnh ngày càng quan trọng. Dân số đang lão hóa nhanh chóng trên toàn cầu và tỉ lệ mắc bệnh mạn tính cùng với lão hóa cũng tăng cao.
Vì vậy, ngày càng nhiều nghiên cứu đang xem xét những gì cấu thành lão hóa khỏe mạnh và những gì chúng ta có thể làm để khỏe mạnh dù đã già. Về vấn đề này, các nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ giữa các a xít béo Omega-3 và bệnh mạn tính liên quan đến tuổi tác.
Ông Lai và các đồng nghiệp đã tìm ra một mối quan hệ ngược giữa tiêu thụ Omega-3 và bệnh tim mạch. Các nhà khoa học đã công bố phát hiện của họ trên tạp chí The BMJ.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra nồng độ a xít béo Omega-3 tuần hoàn trong máu của 2.622 người lớn tại Mỹ, với sức khỏe tim mạch.
Các loại Omega-3 được xem xét trong nghiên cứu là a xít eicosapentaenoic (EPA), a xít docosahexaenoic (DHA), axit docosapentaenoic (DPA), và a xít alpha-linolenic (ALA).
Nguồn thực phẩm chính cho ba loại Omega-3 gồm EPA, DHA và DPA là cá – như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi và hải sản khác. Trong khi các loại hạt và dầu thực vật chứa ALA.
Phân tích cho thấy rằng những người trong nhóm tiêu thụ DPA có nguồn gốc từ hải sản cao nhất có nguy cơ già đi không lành mạnh ít hơn 24% so với những người tiêu thụ ít nhất. Các nhà nghiên cứu tin rằng Omega-3 có thể giúp giữ huyết áp và nhịp tim trong tầm kiểm soát, cũng như giảm viêm.
Ông Lai và các đồng nghiệp kết luận: “Phát hiện này khuyến khích sự cần thiết phải nghiên cứu thêm về cơ chế sinh học hợp lý và can thiệp liên quan đến a xít béo Omega-3 để duy trì lão hóa khỏe mạnh và hỗ trợ hướng dẫn tăng tiêu thụ thức ăn từ cá ở người lớn tuổi”.
Trả lời