Không muốn mắc bệnh thì nên hạn chế dùng dầu dừa trong bữa ăn
Hầu hết chúng ta tin rằng cùi dừa chứa nhiều chất xơ và tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, chúng có hàm lượng chất béo cao. Trung bình 100g cùi dừa chứa 29,7 g chất béo bão hòa và 354 calo.
Theo các chuyên gia Hoa Kỳ thì dầu dừa không thực sự “An toàn” như bạn nghĩ
Dầu dừa được giới trẻ ca tụng như một “siêu thực phẩm ” từ thiên nhiên cho mọi nhà, là một loại dầu ăn” Khỏe mạnh” với nhiều tác dụng làm đẹp cho da và tóc được cho là sạch và an toàn, nhưng thực tế có phải như chúng ta nhìn nhận không?
Một công bố mới đây của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết dầu dừa được tạo thành từ 82% chất béo bão hòa và nói thêm rằng nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng loại này có thể làm tăng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), hay còn gọi là “xấu” cholesterol trong cơ thể chúng ta .
Hầu hết chúng ta tin rằng cùi dừa chứa nhiều chất xơ và tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, chúng có hàm lượng chất béo cao. Trung bình 100g cùi dừa chứa 29,7 g chất béo bão hòa và 354 calo.
Mỗi muỗng canh dầu dừa chứa 13 g chất béo bão hòa, gấp 6 lần lượng chất béo trong dầu olive (2,1 g). Trong khi mức chất béo bão hòa tối đa phụ nữ có thể tiêu thụ mỗi ngày là 20 g và đàn ông là 30 g. Dùng dầu dừa thường xuyên nghĩa là bạn sẽ nạp vào cơ thể lượng chất béo không bão hòa vượt mức cho phép. Điều này có hại cho hệ tim mạch và sức khỏe của bạn.
AHA khuyến cáo chất béo bão hòa nên chỉ chiếm chưa đầy 10% lượng calo hàng ngày.
Các nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh được mối liên quan giữa việc ăn nhiều chất béo bão hòa làm tăng cholesterol xấu và tăng nguy cơ dẫn tới các bệnh tim mạch, đột quỵ.
Vậy nên, bạn không nên sử dụng dừa thường xuyên, thay vào đó bạn nên sử dụng các nguồn thực phẩm từ thiên nhiên có hàm lượng chất béo thấp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trả lời