Kinh nguyệt không đều có thể dẫn đến vô sinh
Kinh nguyệt không đều nếu nếu kéo dài sẽ dễ mắc bệnh phụ khoa. Vì thế, khi phát hiện triệu chứng nghi ngờ bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám phụ khoa tìm nguyên nhân và điều trị tránh để lâu ngày dễ gây biến chứng nguy hại cho bản thân.
Kinh nguyệt không đều là sự thay đổi bất thường về chu kì kinh và lượng kinh. Đây không phải căn bệnh bình thường như nhiều người nghĩ bởi nó có thể là nguyên nhân dẫn tới vô sinh ở phụ nữ.
Hầu hết phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn từ 28 đến 30 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh này đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều như do vấn đề bệnh lí, nội tiết tố…
Kinh nguyệt không đều gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở phụ nữ
Nguyên nhân của bệnh kinh nguyệt không đều
– Áp lực: Áp lực trong mọi hoạt động của công việc cũng như đời sống khiến chức năng của tuyến yên bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng trứng rụng và dịch tiết không đều, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
– Trong ngày có kinh nguyệt lại ăn thực phẩm lạnh: Ăn đồ lạnh trong những ngày hành kinh dễ gây tắc nghẽn mạch máu trong khoang chậu, làm rối loạn buồng trứng dẫn đến lượng máu kinh ít hoặc bị mất kinh.
– Sóng điện từ: Cuộc sống hiện đại luôn gắn liền với các thiết bị điện tử như: máy tính, điện thoại, đầu kĩ thuật số… Những thiết bị này khi sử dụng sẽ phát ra tần sóng điện từ có cường độ khác nhau, ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của phụ nữ.
– Bị táo bón: Khi mắc bệnh táo bón khiến trực tràng bị giãn to và di chuyển về phía trước cổ tử cung. Trường hợp bị táo bón mãn tính, cổ tử cung sẽ ở vị trí sau, dẫn đến hiện tượng đau lưng và kinh nguyệt không đều.
– Lạm dụng thuốc kháng sinh: Nếu lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, không rụng trứng và mất kinh.
Dấu hiệu của bệnh kinh nguyệt không đều
Biểu hiện lâm sàng ở chu kỳ kinh nguyệt hoặc lượng máu kinh:
– Tử cung ra máu không theo quy luật bao gồm: Kinh nguyệt quá nhiều hoặc thời gian của chu kỳ kinh nguyệt quá dài (khoảng cách giữa hai chu kỳ kinh trên 35 ngày), thường gặp ở những người mắc: polyp tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…
– Kinh nguyệt quá ít hay thời gian diễn ra chu kỳ kinh ngắn (khoảng cách giữa hai chu kỳ kinh ít hơn 25 ngày). Đều là nguyên nhân gây hiện tượng kinh nguyệt ra thất thường, không đều.
– Rối loạn nội tiết dẫn đến việc ra máu bất thường của tử cung cũng là hiện tượng kinh nguyệt không đều.
Triệu chứng bệnh kinh nguyệt không đều
– Vô kinh nguyên phát : Quá 18 tuổi chưa hành kinh
– Vô kinh thứ phát : Quá 3 tháng chưa hành kinh
– Rong kinh : Hành kinh kéo dài trên 7 ngày
– Kinh nguyệt ra ít : Lượng máu kinh ra rất ít
– Kinh nguyệt ra nhiều : Lượng máu kinh bất bình thường, trên 60ml trong cả kỳ kinh
– Kinh thưa : Vòng kinh dài trên 35 ngày
– Kinh mau : Vòng kinh ngắn dưới 25 ngày
– Băng kinh : Máu kinh ra rất nhiều, trên 150ml trong thời gian một vài ngày gây choáng váng, mệt mỏi đôi khi ngất xỉu.
– Rong huyết : Ra máu không liên quan đến kỳ kinh
– Rong kinh : Ra máu kinh kéo dài trên 7 ngày
– Thống kinh : Đau bụng nhiều khi hành kinh, có thể bị mệt mỏi và ảnh hưởng sinh hoạt.
Kinh nguyệt không đều nếu nếu kéo dài sẽ dễ mắc bệnh phụ khoa. Vì thế, khi phát hiện triệu chứng nghi ngờ bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám phụ khoa tìm nguyên nhân và điều trị tránh để lâu ngày dễ gây biến chứng nguy hại cho bản thân.
Điều trị kinh nguyệt không đều
– Soi âm đạo: Kiểm tra các bệnh viêm cổ tử cung mãn tính, viêm loét cổ tử cung… để có thể xác định sớm tính chất cà diễn biến của các bệnh về cổ tử cung.
– Soi ổ bụng: kiểm tra tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng để tìm ra nguyên nhân gây vô sinh như: u nang buồng trứng ( tích nước), tắc ống dẫn trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung …
– Soi buồng tử cung: Những người mắc bệnh u xơ dưới niêm mạc tử cung, polyp trong buồng tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư ống cổ tử cung đều có thể gây xuất huyết bất thường, nên cần sự tư vấn để quyết định xem có thể lấy u xơ dưới niêm mạc tử cung hay polyp nội mạc tử cung qua cổ tử cung hay không.
– Siêu âm: kiểm tra kết cấu tử cung, tử cung chảy máu bất thường, u xơ và u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
– Sau khi tìm ra được nguyên nhân và tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ có một phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân, đảm bảo điều trị dứt điểm, chữa trị tận gốc các bệnh gây nên kinh nguyệt không đều, hồi phục sức khỏe cho bạn nữ.
Những chú ý trong cuộc sống hàng ngày
– Trước kì kinh, không nên ăn nhiều đồ cay, đồ rán, xào. Với người có thể chất yếu, nên bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hạn chế thức khuya.
– Trước sau kì kinh nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế quan hệ vợ chồng.
– Sau khi dứt kinh nên tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều thịt nạc, đậu đỏ, lạc.
– Trong kì kinh nguyệt, phải giữ ấm cho bụng dưới, không nên tắm nước lạnh, không ăn thức ăn có tính hàn. Nếu bị đau bụng kéo dài, nên xoa dầu gió gừng để làm ấm bụng hạn chế cơn đau.
– Duy trì tâm trạng, tinh thần thoải mái.
Theo tapchisuckhoe
Trả lời