Làm gì khi bị bỏng ?
Với trẻ em, bỏng dưới 6% là bỏng nhẹ, bỏng trên 10% coi là bỏng nặng.
Bỏng là tai nạn rất hay xảy ra đối với trẻ nhỏ. Vì vậy trước tiên việc đề phòng là hết sức cần thiết đối với những người làm cha mẹ.
Một vết bỏng ở trẻ nhỏ nguy hiểm gấp nhiều lần so với một vết bỏng cùng diện tích đối với người lớn. Vì thế không được coi thường vết bỏng ở trẻ em
Bỏng có nhiều loại: Do tai nạn lửa, nước sôi, hơi nóng, kim loại, hóa chất…
Tùy theo mức độ bỏng có thể chia làm 3 loại.
Bỏng độ 1: Da chỗ bị bỏng đỏ lên.
Bỏng độ 2: Da chỗ bị bỏng có những nốt phỏng nước
Bỏng độ 3: Da chỗ bị bỏng bị tuột, xung quanh chỗ bị bỏng da ứ phù.
Mức độ nặng nhẹ còn phụ thuộc vào diện tích bị bỏng,
– Da đầu và cổ: 9% diện tích cơ thể.
– Một chi trên: 9% diện tích cơ thể.
– Một chi dưới: 18% diện tích cơ thể.
– Ngực và bụng: 18% diện tích cơ thể.
– Bộ phận sinh dục và tầng sinh môn: 1%.
Với trẻ em, bỏng dưới 6% là bỏng nhẹ, bỏng trên 10% coi là bỏng nặng.
Tùy theo mức độ bỏng của trẻ mà có biện pháp xử trí kịp thời.
– Trước tiên phải thủ tiêu ngay nguyên nhân gây bỏng dập tắt lửa, cắt điện, bỏng do chất hóa học phải rửa ngay nước vô trùng.
Tránh làm dập da nơi bị bỏng. Nếu không cần thiết không nên cởi hết quần áo.
– Bảo vệ vết bỏng tránh nhiễm khuẩn.
– Không nên bôi thuốc khi chưa rửa sạch vết bỏng. Nếu vết bỏng nhỏ có thể tự chữa lấy ở nhà:
+ Nếu chỉ đỏ da:
+ Rửa sạch chung quanh vùng bỏng bằng nước chín ấm pha muối (1 thìa cà phê muối tinh cho một lít nước).
+ Nếu có những phỏng nước:
Rửa chung quanh vùng bị bỏng bằng xà phòng và nước ấm sạch, lấy kéo đã được sát trùng cắt những phỏng nước đã rách, chọc vỡ những phỏng nước còn kém, thấm khô bằng gạc sạch bôi hoặc rắc thuốc sát trùng, băng kín lại tránh va chạm và tránh ruồi bụi bặm.
Nếu bị bỏng rộng thì phải đưa đi bệnh viện.
Nếu thấy trẻ, nhiệt độ hạ huyết áp hạ, da xanh tái, tay chân lạnh, thì phải ủ ấm cho trẻ (không đốt lửa) đặt nơi thoáng khí, cho uống nước ấm vả dùng thuốc giảm đau.
Theo suckhoe24h
Trả lời